TỔNG QUAN VỀ BỆNH Đau thắt lưng

Đau thắt lưng là gì?

Đau thắt lưng (hội chứng đau lưng vùng thấp) hay còn gọi là đau tê dọc hay gần cột sống thắt lưng là hội chứng thường gặp có biểu hiện đau khu trú ở vùng lưng từ đốt sống L1 đến nếp lằn mông ở một hoặc cả hai bên của cơ thể.

Đau lưng được phân thành 2 loại, cụ thể:

  • Đau lưng cấp tính: Tình trạng này thường bắt đầu đột ngột, có thể kéo dài tới 6 tuần.
  • Đau lưng mạn tính: Các cơn đau phát triển trong một thời gian dài, thường kéo dài hơn 3 tháng.

Các cơn đau lưng được xác định cấp tính, bán cấp tính hay mạn tính sẽ tùy theo thời gian đau của người bệnh. Cảm giác đau có thể âm ỉ, dữ dội hoặc kèm theo cảm giác nóng rát. Một số trường hợp cảm giác đau có thể lan đến các chi, gây tê bì tay chân hoặc yếu cơ.

Đau thắt lưng

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân đau thắt lưng là dấu hiệu thường gặp của các bệnh như:

Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp

Thoái hóa cột sống lưng, thoát vị địa đệm, viêm xương khớp… có thể gây ra các vấn đề với khớp ở hông, lưng dưới và những nơi khác. Cơn đau tăng khi bạn cúi người, vặn mình hay nâng vác vật nặng.

Căng cơ
Căng cơ

Đau lưng thường bắt nguồn từ căng thẳng. Nguyên nhân thường gặp của đau lưng là: Căng cơ hoặc dây chằng, co thắt cơ bắp… do nâng vật nặng không đúng cách, nâng vật quá nặng, đau thần kinh tọa…

Chấn thương
Chấn thương

Đau lưng cũng có thể là hậu quả của chấn thương, một số hoạt động hàng ngày hoặc tư thế xấu, như: Tai nạn gây chấn thương vùng lưng, hông, tư thế ngồi làm việc sai, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài…

Tuổi tác
Tuổi tác

Các cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên hơn ở người lớn tuổi, phổ biến ở người trên 40 tuổi. nguyên nhân do tuổi càng cao thì tình trạng mắc các bệnh: thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm… càng tăng lên.

Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì

Thừa cân, béo phì sẽ tạo nhiều áp lực lên cho cơ thể, đặc biệt làm vùng lưng bị căng thẳng quá mức khi vận động, di chuyển nhiều. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra các cơn đau ở vùng lưng.

Một số bệnh lý khác
Một số bệnh lý khác

Một số bệnh lý: Hội chứng Equina Cauda, ung thư cột sống, nhiễm trùng cột sống, rối loạn giấc ngủ, bệnh zona, bệnh viêm vùng chậu, nhiễm trùng bàng quang hoặc thận cũng có thể dẫn đến đau lưng.

Đối tượng

Các yếu tố sau có liên quan đến nguy cơ bị đau thắt lưng cao như:

  • Người cao tuổi: phổ biến ở người trên 40 tuổi, chủ yếu người lớn tuổi.
  • Người ít vận động: các cơ dần yếu đi do không được sử dụng, đặc biệt cơ bụng và cơ lưng, dẫn đến đau nhức.
  • Người thừa cân, béo phì: trọng lượng dư thừa tạo nhiều áp lực lên cơ thể, từ đó vùng lưng bị căng thẳng quá mức khi vận động, di chuyển.
  • Người mắc các bệnh có thể kích hoạt các cơn đau lưng như các bệnh viêm khớp, bệnh zona, hội chứng chùm đuôi ngựa, rối loạn giấc ngủ, một số bệnh nhiễm trùng…
  • Những người lo âu, căng thẳng trong cuộc sống có thể làm xáo trộn hoạt động của hệ thần kinh trung ương nên mạch máu co lại khiến máu không lưu thông đủ tới vùng liên quan, một số cơ, thần kinh hay dây chằng sẽ bị thiếu oxy, gây ra cảm giác đau nhức. 
  • Người hút thuốc lá: dễ bị đau lưng hơn người bình thường. Hút thuốc làm giảm lưu lượng máu đến cột sống, giảm mật độ xương, làm tăng nguy cơ loãng xương.
  • Người liên quan đến nghề nghiệp như công nhân, dân văn phòng, ...
  • Tập thể dục hoặc làm việc nặng, đặc biệt làm việc nặng nhưng thực hiện không đúng cách, đúng quy trình.
  • Người có tiền sử bệnh tật như viêm khớp và ung thư.
  • Đau lưng dưới cũng có xu hướng phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới do liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố.

Triệu chứng

Các vấn đề về lưng có thể gây đau do các bộ phận khác của cơ thể và tùy thuộc vào dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cơn đau thường biến mất mà không cần điều trị, nhưng nếu xảy ra với các triệu chứng sau đây, người bệnh nên đi khám bác sĩ, như:

  • Giảm cân.
  • Sốt.
  • Viêm hoặc sưng ở lưng.
  • Đau thắt lưng sau dai dẳng, nằm hoặc nghỉ ngơi nhưng không đỡ.
  • Đau lan xuống chân.
  • Đau đến dưới đầu gối.
  • Gần đây bị chấn thương ở lưng.
  • Tiểu tiện không tự chủ.
  • Khó đi tiểu.
  • Tê quanh bộ phận sinh dục.
  • Tê quanh hậu môn.
  • Tê quanh mông.

Biến chứng nguy hiểm

Bệnh đau thắt lưng nếu để kéo dài, bệnh nặng có thể gây ra các biến chứng như:

Gây rối loạn giấc ngủ
Gây rối loạn giấc ngủ

Các cơn đau thắt lưng vào ban đêm thường gây khó ngủ. Nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị mất tập trung, giảm sút trí nhớ. Có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Ảnh hưởng tới đời sống tình dục
Ảnh hưởng tới đời sống tình dục

Chứng đau lưng còn ảnh hưởng đáng kể tới đời sống tình dục của các cặp đôi. Vì vợ hoặc chồng khi bị đau lưng thường có xu hướng lảng tránh chuyện chăn gối, làm ảnh hưởng tới mối quan hệ của cả hai.

Yếu, liệt chi dưới
Yếu, liệt chi dưới

Nếu trì hoãn điều trị quá lâu, các cơn đau lưng gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như yếu liệt các cơ chi dưới, tê bì hay mất cảm giác hai chân, mất khả năng vận động.

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán bệnh có thể dựa vào các phương pháp sau:

Chẩn đoán lâm sàng

  • Hỏi tiền sử bệnh tật của bệnh nhân.
  • Thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng, triệu chứng xuất hiện khi nào, cơn đau ra sao, tình trạng kéo dài bao lâu,....
  • Thăm hỏi về các yếu tố nguy cơ như chấn thương, bệnh đang mắc phải, công việc, gia đình,..
  • Các triệu chứng hiện tại và khám thực thể trên người bệnh,
  • Có thể có nguyên nhân do bệnh khác cần phải điều trị.
  • Đau trong một thời gian dài.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ sẽ thực hiện một số các xét nghiệm: 

  • X-quang có thể cho thấy sự liên kết của xương và phát hiện các dấu hiệu viêm khớp hoặc gãy xương.
  • Chụp MRI hoặc CT có thể phát hiện thoát vị đĩa đệm hoặc các vấn đề với mô, cân cơ, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, cơ và xương.
  • Điện cơ (Electromyography) dùng để đo các xung điện do dây thần kinh tạo ra chạy đến điều khiển cơ bắp.
  • Xét nghiệm máu nếu nghi ngờ nhiễm trùng.

Điều trị

Đau lưng thường được giải quyết bằng nghỉ ngơi và các biện pháp chăm sóc tại nhà, nhưng nếu cần thiết thì vẫn phải điều trị tại bệnh viện bằng thuốc và phẫu thuật.

Sử dụng thuốc

Tùy theo từng trường hợp cụ thể và tính chất cơn đau, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC).
  • Thuốc giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc có chứa opioid.
  • Thuốc chống trầm cảm (Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đau lưng mạn tính).

Phẫu thuật

Là rất hiếm, thường gặp trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, đặc biệt là nếu có đau liên tục và chèn ép dây thần kinh có thể dẫn đến yếu cơ.

  • Phẫu thuật Fusion: Hai đốt sống được nối với nhau, với một mảnh ghép xương được chèn vào giữa chúng. Các đốt sống được nẹp lại với nhau bằng các tấm kim loại, ốc vít hoặc lưới.
  • Đĩa đệm nhân tạo: Một đĩa đệm nhân tạo được chèn vào giữa hai đốt sống.
  • Cắt bỏ đĩa đệm: Một phần của đĩa có thể được loại bỏ nếu nó gây khó chịu hoặc chèn vào dây thần kinh.
  • Loại bỏ một phần đốt sống: Một phần nhỏ của đốt sống có thể được loại bỏ nếu nó bị chèn ép tủy sống hoặc dây thần kinh.

Vật lý trị liệu

  • Các phương pháp nhiệt nóng như hồng ngoại, Paraffin hoặc túi chườm nhiệt giúp cơ thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu và chuyển hóa vùng đau, từ đó giảm đau nhanh chóng. Trong trường hợp đau cấp, phương pháp nhiệt lạnh cũng mang lại hiệu quả.
  • Các phương pháp chống viêm như siêu âm, điện xung, sóng ngắn giúp kháng viêm, đồng thời giảm đau hiệu quả hơn.
  • Kéo cột sống bằng máy giúp kéo dãn cột sống ở vùng thắt lưng, giảm áp lực lên đĩa đệm bị thoát vị và giảm chèn ép lên rễ thần kinh vùng thoát vị.
  • Thực hiện các bài tập nhằm tăng tính linh hoạt của cơ lưng và cơ bụng, đồng thời cải thiện tư thế trong sinh hoạt hằng ngày của bạn.

Châm cứu giúp cải thiện tuần hoàn và giảm đau nhanh chóng

Châm cứu, bấm huyệt

Tuỳ theo nguyên nhân gây đau lưng mà phác đồ châm cứu và điều trị có thể khác nhau. Châ cứu bấm huyệt có tác dụng:

  • Giảm đau nhanh chóng.
  • Cải thiện chức năng thần kinh.
  • Cải thiện tuần hoàn.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • An toàn, hiệu quả.

Điều trị tại nhà

Điều trị ngoại khoa chỉ được chỉ định đối với các trường hợp đau thắt lưng do thoát vị đĩa đệm hoặc kèm trượt đốt sống đã được điều trị nội khoa tích cực trong 3 tháng nhưng không đạt kết quả, đặc biệt với trường hợp đau nhiều, có dấu hiệu ép rễ nặng (teo cơ, rối loạn cơ tròn, rối loạn cảm giác).

Thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), thường là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để làm giảm đau. Ngoài ra, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm nước đá vào vùng đau cũng có tác dụng làm giảm đau.

  • Nghỉ nghỉ và tránh các hoạt động gắng sức nhưng người bệnh vẫn phải vận động đi lại nhẹ nhàng sẽ giảm bớt cứng khớp, giảm đau và ngăn cơ bắp yếu đi.

Phòng ngừa

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger