TỔNG QUAN VỀ BỆNH Liệt chi dưới
Liệt chi dưới là gì?
Hội chứng liệt hai chi dưới là một dạng bệnh liệt ảnh hưởng chủ yếu đến sự cử động của phần dưới cơ thể. Những người mắc hội chứng liệt hai chi dưới không thể tự cử động chân, bàn chân hay thậm chí vùng hông của mình.
Một vài người mắc phải hội chứng liệt hai chi dưới không hoàn toàn. Ở trường hợp này thì bệnh liệt chỉ ảnh hưởng đến một chân.
Liệt hai chi dưới ảnh hưởng đến khả năng vận động của bệnh nhân
Các dạng liệt hai chi dưới
Trên lâm sàng, liệt hai chi dưới gồm có 2 thể, đó là liệt cứng và liệt mềm được phân loại dựa vào nguyên nhân gây ra. Cụ thể:
Liệt mềm
Tổn thương thần kinh trung ương hoặc cũng có thể là ngoại vi:
- Liệt mềm có thể do tổn thương thần kinh trung ương hay ngoại biên với một số đặc điểm:
- Sức cơ giảm hay mất, thường cân đối hai bên.
- Trương lực cơ (khi thả lỏng thì cơ vẫn có độ căng nhất định) giảm.
- Phản xạ gân cơ (cơ co khi gân cơ bị kích thích đột ngột) giảm hay mất.
- Khởi đầu đột ngột hoặc cấp tính.
Liệt cứng
Do tổn thương thần kinh trung ương (bó tháp):
- Hội chứng liệt cứng 2 chi dưới bao gồm các triệu chứng sau:
- Sức cơ giảm hay mất, chủ yếu cơ gấp và ở ngọn chi.
- Trương lực cơ tăng kiểu tháp.
- Phản xạ gân cơ tăng, có thể có rung giật xương bánh chè hoặc gót chân.
- Rối loạn cảm giác ở chi.
- Rối loạn cơ vòng, thường gây bí tiểu, rối loạn sinh dục.
- Thường không teo cơ.
- Diễn tiến từ từ, thường phát hiện ở giai đoạn muộn.
Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến liệt hai chi dưới, chia thành các nhóm sau:

Là bệnh mãn tính do nhiều nguyên nhân như đái tháo đường, thiếu vitamin B1, nhiễm độc mạn tính hay suy thận mạn giai đoạn cuối.

Liệt 2 chi dưới thường do tổn thương tủy sống ở cột sống thắt lưng, thường do những chấn thương trực tiếp như: Tai nạn trong lao động, thấn thương thể thao.

Liệt hai chi dưới co cứng do di truyền là một nhóm các rối loạn di truyền hiếm gặp được đặc trưng bởi liệt nhẹ chân, co cứng, không phân đoạn, đôi khi kèm theo thiểu năng trí tuệ

Nhũn tủy do hẹp động mạch, tắc, xơ vữa hay dị dạng mạch máu gây thiếu máu cục bộ, rối loạn chuyển hóa kali máu với tình trạng đau nhức rồi liệt nhanh hai chân về phía gốc chi.

Nguyên nhân thường do các kích thích sang chấn tâm lý dễ gây ra phản ứng dây chuyền tập thể gây liệt đột ngột và không có dấu hiệu thực thể về thần kinh.

Áp xe ngoài màng cứng, u di căn vào tủy và cột sống, lao cột sống, chấn thương tủy sống, viêm tủy do virus, thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh là nguyên nhân gây bệnh.
Đối tượng
- Bệnh nhân gặp tai nạn ngoài ý muốn. Đặc biệt, rất nhiều bệnh nhân gặp chấn thương sau khi gặp phải tai nạn giao thông.
- Công việc: Một số công việc có tỉ lệ mắc bệnh lý về một dây thần kinh cụ thể, ví dụ hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người công việc cần vận động cổ tay nhiều: người gõ bàn phím máy tính, lao công, bán hàng …
- Bệnh lý đi kèm: Viêm đa khớp, bệnh mô liên kết, đái tháo đường…
- Biến chứng các bệnh về não, chấn thương cột sống, tủy sống…
- Người bị các bệnh lý do di truyền.
Triệu chứng
Có rất nhiều triệu chứng có thể xảy ra trong hội chứng liệt hai chi dưới. Đôi khi những triệu chứng này sẽ thay đổi theo thời gian hay thậm chí là mỗi ngày.
Các triệu chứng bao gồm:
- Mất cảm giác ở thân dưới.
- Rối loạn cử động.
- Tăng cân.
- Trầm cảm.
- Đau chi ma ở thân dưới.
- Đau mạn tính.
- Rối loạn chức năng tình dục.
- Các chức năng của bàng quang và ruột gặp khó khăn.
- Nhiễm trùng thứ phát, ví dụ như loét da do nằm lâu.
- Tăng phản xạ tự phát.
Biến chứng nguy hiểm
Theo thời gian, việc bị liệt có thể gây ra nhiều vấn đề lên cơ thể:

Tê liệt gây ảnh hưởng lên hệ tiêu hóa với các nhu động ruột. Các vấn đề trải dài từ táo bón đến mất kiểm soát nhu động ruột, bàng quang.

Hội chứng liệt hai chi dưới cũng có thể dẫn đến teo cơ, xảy ra khi khối lượng cơ giảm. Việc này dẫn đến cơ bị mềm và yếu đi khó phục hồi.

Tê liệt cũng có thể dẫn đến cứng khớp, gián đoạn truyền tín hiệu thần kinh tại tủy sống có thể gây ra các phản xạ quá mức của cơ: Co giật co, co cơ nhanh.
Chẩn đoán bệnh
Các bước tiếp cận chẩn đoán liệt 2 chi dưới bao gồm:
Chẩn đoán lâm sàng
- Tiền sử mắc bệnh của bệnh nhân và gia đình.
- Các triệu chứng bệnh nhân đang gặp.
- Chẩn đoán hội chứng liệt 2 chi dưới thông qua việc đánh giá cơ lực.
- Chẩn đoán phân biệt với các trường hợp hạn chế vận động do đau khớp, rối loạn phân li (biểu hiện bệnh thường liên quan đến các sang chấn tâm lí…).
- Phân biệt liệt trung ương hay liệt ngoại vi thông qua thăm khám.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Các xét nghiệm cận lâm sàng này sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được tổn thương và xác định được nguyên nhân gây ra liệt.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép dây thần kinh.
- Chụp X quang đầu, cột sống cổ, ngực, khớp.
- Các chẩn đoán điện: Điện cơ đồ (EMG) và đo dẫn truyền thần kinh (NCS).
- Xét nghiệm máu.
Điều trị
Hiện vẫn chưa có biện pháp nào để ngăn ngừa hay làm phục hồi hội chứng liệt hai chi dưới. Tuy nhiên, một vài triệu chứng và biến chứng có thể được chữa trị. Việc lấy lại được một phần hay toàn bộ sự kiểm soát của vùng liệt cũng có thể xảy ra theo thời gian.
Điều trị cơ bản
- Điều trị nguyên nhân là liệu pháp cơ bản. Mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có các biện pháp điều trị tương ứng.
- Các trường hợp tổn thương não tủy do chèn ép ( u, chấn thương, thoát vị đĩa đệm gây ép tủy…) cần được phẫu thuật giải phóng chèn ép
- Các trường hợp tổn thương trung ương do nhiễm trùng cần điều trị kháng sinh chống viêm phù hợp.
- Các trường hợp tổn thương thần kinh ngoại vi do chuyển hóa, do nhiễm độc cần được điều trị bệnh lí căn nguyên, phối hợp điều trị hỗ trợ ( tăng cường tái tạo myelin, vitamin B, magie…)
Điều trị bằng thuốc
- Như thuốc giãn cơ, dùng để làm giảm đau hay co giật cơ.
- Thuốc chống đông máu để làm giảm nguy cơ bị cục máu đông.
Điều trị hỗ trợ
Châm cứu
Dùng điện châm kết hợp thực hiện ngày 1 lần, lưu kim 20 - 30 phút, kéo dài 7 - 10 lần/liệu trình. Tuỳ mức độ bệnh mà có thể tiến hành nhiều liệu trình khác nhau.
- Các huyệt ở chân: Hoàn khiêu, Phong trì, Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Túc tam lý, Huyết hải, Phong long, Giải khê, Tam âm giao, Thái xung, Hành gian, Bát phong,…
- Các huyệt vùng đầu mặt cổ: Giáp xa, Bách hội, Hạ quan, Địa thương, Thượng liêm tuyền, Thiên đột, Nghinh hương, Toản trúc, Tình minh, Dương bạch, Ngư yêu, Ty trúc không,…
Xoa bóp, bấm huyệt
- Xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng bụng, lưng, chân
- Bấm tả các huyệt: Giáp tích L2-S1, Bát liêu, Phong long, Trật bỉên, Dường lăng tuyền, Huyền chung, Hoàn khiêu, Giảikhê, Uỷ trung, Ân môn, Thái xung, Giải khê, Thừa phù, Khâu khư, Địa ngụ hội
- Day bổ các huyệt: Huyết hải, Tamâm giao, Thái khe…
Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau và phục hồi khả năng vận động cho người bệnh
Phục hồi chức năng
Các bài tập được kiếm soát, giám sát và hướng dẫn của bác sĩ:
- Hướng dẫn và tập người bệnh có khả năng ngồi dậy có và không có sự trợ giúp.
- Tập giữ thăng bằng khi ngồi cho bệnh nhân tổn thương tủy sống ở cả hai trạng thái thăng bằng tĩnh và thăng bằng khi di chuyển (lấy đồ vật).
- Tập khả năng di chuyển ra khỏi giường đến xe lăn và ngược lại.
- Tập thăng bằng khi đứng, tập đứng và di chuyển với sự trợ giúp của các dụng cụ.
- Tập thói quen sinh hoạt, vui chơi hàng ngày như rửa mặt, đánh răng, mặc quần áo, chơi thể dục thể dục, ...
Phòng ngừa
+ Tránh chấn thương sọ não, chấn thương vùng cột sống trong sinh hoạt lao động hàng ngày, với trẻ em đặc biệt chú ý khi chơi vận động. Không bê vác nặng, tránh động tác sai tư thế.
+ Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh: không dùng chất kịch thích, không uống rượu và tránh thuốc lá, chế độ dinh dưỡng đảm bảo và tập thể dục thường xuyên.
+ Khám sức khỏe định kì phát hiện sớm bệnh lí để điều trị sớm. Khi được chẩn đoán bệnh cần tuân thủ kế họach điều trị của bác sĩ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn