TỔNG QUAN VỀ BỆNH Viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng là gì?

Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm, có dịch mủ bị ứ đọng, gây bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng (gồm 4 khoang rỗng thông với nhau, nằm giữa hai bên mắt).

Có 2 loại viêm xoang sàng, đó là viêm xoang sàng trước (xoang tiếp giáp giữa xoang trán và xoang hàm, hốc mũi và hốc mắt) và viêm xoang sàng sau (xoang nằm ở phía sau xoang sàng trước, phía sau gáy).

Viêm xoang sàng trước

Xoang sàng trước là hang xoang nằm ở khu vực tiếp giáp giữa xoang hàm và xoang trán, khu vực hốc mũi - hốc mắt. Người bị viêm xoang sàng trước có triệu chứng đặc trưng là đau, viêm ở khu vực quanh hai hốc mắt và sống mũi.

Viêm xoang sàng sau

Xoang sàng sau nằm ở ngay phía sau của xoang sàng trước về phía gáy, vì thế nếu bị viêm xoang sàng sau, cơn đau thường đi dần về phía vùng sau gáy. Vùng ảnh hưởng thấy rõ là từ đầu lan xuống vai, song cũng gây ảnh hưởng đến mắt. Triệu chứng ở mắt do viêm xoang sàng sau có thể gây ra như: đỏ mắt, sưng, viêm mắt, chảy ghèn,…

Nguyên nhân gây bệnh

Các nguyên nhân gốc rễ tiềm ẩn khác của viêm xoang sàng còn có thể bao gồm:

Do vi khuẩn, virus
Do vi khuẩn, virus

Viêm xoang sàng có thể do virus, vi khuẩn và nấm gây ra. Virus gây tắc nghẽn đường dẫn lưu xoang, làm chất nhầy trong xoang trán bị ứ đọng dẫn đến viêm xoang.

Do dị ứng mũi
Do dị ứng mũi

Viêm xoang sàng có thể khởi phát từ viêm mũi dị ứng khi cơ thể tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật,... trong thời gian dài.

 

Lệch vách ngăn mữi
Lệch vách ngăn mữi

Lệch vách ngăn mũi làm ứ đọng dịch nhầy trong hốc mũi gây khó thở hoặc làm tắc nghẽn các xoang và có thể gây ra nhiễm trùng xoang trán.

Polyp mũi
Polyp mũi

Polyp mũi có thể ngăn chặn lưu thông khí huyết và dịch nhầy qua mũi, là nguyên nhân gián tiếp khiến xoang trán bị viêm.

Nhiễm trùng răng miệng
Nhiễm trùng răng miệng

Nhiễm trùng chân răng là một biến chứng nghiêm trọng của điều trị sâu răng không triệt để. Nếu không được xử trí kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới áp xe răng, nhiễm trùng huyết và là nguyên nhân gây bệnh viêm xoang.

Các nguyên nhân khác
Các nguyên nhân khác

Các nguyên nhân khác gây bệnh viêm xoang sàng bao gồm: Suy giảm miễn dịch như: mắc bệnh đái tháo đường, HIV, ung thư, xơ nang…, hút thuốc lá kéo dài, tăng huyết áp, tuổi tác.

Đối tượng

Những đối tượng dễ bị viêm xoang:

  • Người có bất thường về cơ thể học như: Vẹo vách ngăn mũi, phì đại cuốn mũi, có polyp mũi…
  • Người có tiền sử viêm nhiễm các cơ quan lân cận với xoang: Viêm mũi, viêm họng, viêm amydal, sâu răng, viêm tủy răng,…
  • Người có tiền sử dị ứng là đối tượng dễ bị mắc viêm xoang
  • Phụ nữ trong thời gian mang thai
  • Người làm việc thường xuyên với nhiều trẻ em
  • Người hút thuốc lá
  • Bị hen suyễn
  • Nhiễm trùng răng và nướu
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm dễ bị mắc viêm xoang hơn
  • Tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi, lông động vật…

Triệu chứng

Mặc dù các triệu chứng viêm không đặc hiệu cho từng xoang, chúng thường bộc lộ giống nhau. Nhưng ít nhất, các triệu chứng chung của bệnh viêm xoang nói chung cũng có thể giúp chẩn đoán viêm xoang ban đầu và loại trừ các bệnh khác.

Viêm xoang sàng có các triệu chứng viêm xoang sàng có thể bao gồm:

  • Đau đầu: Đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương, giữa hai khóe mắt, ở đỉnh đầu, gần trán và trên sống mũi, sau gáy...
  • Giảm thị lực, mờ mắt: Người bệnh có khi bị mờ mắt đột ngột, nặng có thể làm mất thị lực.
  • Ù tai, choáng váng: Người bệnh có cảm giác nặng trong tai.
  • Đàm trong cổ họng: Gây ngứa họng, khiến người bệnh khó chịu, ho, nặng có thể bị khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ.
  • Hôi miệng: Dịch viêm xoang chảy xuống họng và gây ra hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin, căng thẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp trong cuộc sống. Hôi miệng trầm trọng hơn khi người bệnh ít uống nước hoặc vệ sinh răng miệng kém.
  • Nghẹt mũi:

Các triệu chứng kéo dài dưới 4 tuần đối với viêm xoang sàng cấp tính và trên 12 tuần đối với viêm xoang sàng mạn tính.

Biến chứng nguy hiểm

Viêm xoang sàng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm:

Đau nhức mắt
Đau nhức mắt

Viêm xoang sàng cấp tính có thể gây đỏ mắt, viêm mí mắt, sưng mắt, có thể có mủ, áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, thị lực giảm, nghiêm trọng có thể mờ mắt, mất dần thị lực.

Biến chứng ở đường hô hấp dưới
Biến chứng ở đường hô hấp dưới

Viêm xoang sàng gây biến chứng viêm đường hô hấp dưới như: Viêm amidan, viêm họng, áp xe họng.

Viêm màng não
Viêm màng não

Viêm xoang sàng gây nhiễm trùng xâm lấn dẫn đến viêm màng não, làm đau nhức, tê bì, mất cảm giác chạy dọc dây thần kinh.

Viêm thần kinh thị giác
Viêm thần kinh thị giác

Viêm xoang trán mạn tính sẽ có những vấn đề xấu xảy ra đối với thị lực của người bệnh như: Viêm ổ mắt, Áp xe mí mắt, Viêm gây thần kinh của thị giác sau nhãn cầu gây khó phân biệt màu sắc.

Biến chứng viêm tai
Biến chứng viêm tai

Viêm xoang lan đến tai có thể gây viêm tai giữa, có mủ trong tai. Nếu để lâu, mủ trong tai sẽ gây áp lực đối với màng nhĩ và có thể làm thủng màng nhĩ, gây điếc.

Biến chứng viêm xoang ở thần kinh
Biến chứng viêm xoang ở thần kinh

Chèn ép dây thần kinh do các tổn thương trong xoang hang có thể dẫn đến liệt dây thần kinh vận nhãn, dây thần kinh khứu giác và thị giác.

Chẩn đoán bệnh

Để chẩn đoán viêm xoang sàng bác sĩ căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng:

Chẩn đoán lâm sàng

Viêm xoang sàng có thể được chẩn đoán dựa vào các triệu chứng lâm sàng như chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau nhức vùng trán và tiền sử mắc bệnh tai mũi họng…

Chẩn đoán cận lâm sàng

Cận lâm sàng cũng có thể được chỉ định để củng cố chẩn đoán viêm xoang trán.

  • Chụp CT và MRI.
  • Nội soi mũi.
  • Chọc dò tủy sống.

Điều trị

Điều trị nội khoa

Với các trường hợp viêm xoang sàng nhẹ, có thể được điều trị nội khoa, như:

Dùng thuốc điều trị viêm xoang sàng:

Thuốc phải được dẫn vào bên trong xoang với tác dụng đủ mạnh để có thể tiêu diệt nấm, vi khuẩn, giúp làm giảm lượng dịch mủ gây ứ tắc trong xoang, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng của cơ thể, tránh bệnh tái phát.

Có một số loại thuốc có tác dụng chống nghẹt mũi tức thời, nhưng nếu sử dụng liều lượng cao và dùng trong thời gian dài sẽ bị phụ thuộc vào thuốc. Một số thuốc điều trị viêm xoang có thể gây tác dụng phụ, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi.

Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm xoang khác:

  • Làm loãng các chất dịch và thông thoáng mũi bằng phương pháp xông mũi với tinh dầu. Bên cạnh đó, tinh dầu cũng giúp làm dịu các cơn đau nhức, giúp cơ thể thư giãn.
  • Làm sạch khoang mũi bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý (1 - 2 lần/ngày), giúp kháng khuẩn, diệt và ngăn ngừa virus.
  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh về hô hấp như viêm xoang, cảm cúm bằng cách sử dụng thực phẩm như tỏi.

Điều trị ngoại khoa

Nếu người bệnh sau khi áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh có thể đã tiến triển nặng và có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng. Lúc này, bác sĩ điều trị sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm xoang sàng hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng - FESS. Phương pháp này giúp phục hồi chức năng lưu thông và dẫn lưu khí của mũi xoang. Lưu ý, những bệnh nhân có cơ địa dị ứng, hoặc khả năng miễn dịch kém thì khả năng tái phát bệnh sẽ cao hơn.

Phòng ngừa

  • Hạn chế và tránh tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây dị ứng như: khói bụi, môi trường ô nhiễm, hóa chất, phấn hoa, nơi có nhiều mầm bệnh;
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, giữ môi trường sống xung quanh luôn sạch sẽ;
  • Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng xoang mũi khi thời tiết giao mùa, trời chuyển lạnh, độ ẩm thay đổi.
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn;
  • Tiêm phòng vắc xin cúm và phế cầu khuẩn để phòng ngừa nhiễm các loại virus là yếu tố nguy cơ gây viêm xoang sàng;
  • Tránh tiếp xúc với nguồn bệnh như không đến nơi đông người khi đang có dịch cúm;
  • Không hút thuốc lá, hoặc tránh để hít phải khói thuốc lá;
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong mùa hanh khô để tránh bị khô mũi xoang;

Giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh.

Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger