TỔNG QUAN VỀ BỆNH Hội chứng Stress

Hội chứng Stress là gì?

Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.

Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc. Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

 Có 3 loại stress thường gặp như:

Stress cấp tính: 

Là căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, xảy ra bất ngờ và nhanh biến mất.

Stress cấp tính kéo dài:

Các triệu chứng giống với stress cấp tính, xảy ra thường xuyên và biến mất sau vài ngày.

Stress mạn tính: 

Các triệu chứng lặp lại nhiều tháng, nhiều năm và khó điều trị dứt điểm, chẳng hạn như căng thẳng của trong hôn nhân, công việc nặng nhọc; vừa trải qua đau thương và chấn thương tâm lý lúc nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn tới stress thường do hai yếu tố tác độngYếu tố từ bên trong:

Sức khỏe
Sức khỏe

Các thay đổi về cơ thể do bệnh tật, dậy thì, tiền mãn kinh, tuổi cao, người bệnh gặp những tình trạng sức khỏe không tốt như ốm đau, dinh dưỡng thiếu chất hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa,...

Tâm lý
Tâm lý

Thường xuyên suy nghĩ những điều tiêu cực, đặt quá nhiều kỳ vọng không thực tế, tự tạo áp lực cho bản thân, áp lực công việc, mâu thuẫn với người xung quanh, gặp rắc rối trong vấn đề tài chính...

Gia đình
Gia đình

Bất hòa với bố mẹ, vợ chồng, người thân trong gia đình,... Ngoài ra, các mốc thời gian tạo nhiều cảm xúc trong đời có thể gây ra phản ứng căng thẳng: cưới hỏi, ly thân, ly hôn, sinh con, người thân qua đời. 

Do môi trường sống
Do môi trường sống

Các điều kiện môi trường như thời tiết thay đổi thất thường, không khí ô nhiễm, tắc nghẽn giao thông, môi trường sống không lành mạnh,… khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, không thoải mái.

Đối tượng

Những người có yếu tố nguy cơ cao mắc stress như:

  • Người cơ thể yếu: Suy dinh dưỡng, thường xuyên ốm đau,..
  • Môi trường sống không lành mạnh
  • Công việc quá sức
  • Người thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội
  • Ảnh hưởng stress từ những người xung quanh

Triệu chứng

Triệu chứng của stress được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác như như thể chất, tinh thần, hành vi và cảm xúc

Biểu hiện thể chất:

Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, đau tức ngực khó thở, buồn nôn và nôn,...

Biểu hiện tinh thần:

Sa sút trí nhớ, buồn bã, không vui vẻ, không tập trung được trong công việc, học tập, lú lẫn, thiếu quyết đoán,...

Biểu hiện hành vi:

Khóc lóc, ăn uống bất thường, hấp tấp, tự làm hại bản thân hoặc làm hại người khác, hút thuốc, nghiện ngập,...

  • Biểu hiện cảm xúc: Căng thẳng, lo lắng, sợ hãi, bồn chồn, tức giận, sợ hãi, thất vọng, dễ nóng tính, bực tức, và thường xuyên khó chịu,...

Đặc biệt, nếu stress ở mức nghiêm trọng có thể sẽ gặp hiện tượng:

  • Chảy máu cam.
  • Ra nhiều mồ hôi ở vùng kín, bên dưới cánh tay, bàn tay,...
  • Bị thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ kém trong suốt một thời gian dài nên bị kiệt sức.
  • Chán ăn, táo bón, trào ngược dạ dày, buồn nôn.
  • Tóc rụng thành các mảng lớn, nghiện giật bứt tóc.
  • Mất tập trung, khả năng ghi nhớ kém, dễ quên,...

Biến chứng nguy hiểm

Stress khiến người bệnh gặp khó khăn khi đối phó với những rắc rối hàng ngày, ảnh hưởng đến các mối quan hệ và gây bất lợi cho sức khỏe.

 

 

 

Trầm cảm và lo âu
Trầm cảm và lo âu

Căng thẳng thần kinh kéo dài, không được giải tỏa khiến não tổn thương và gây ra các triệu chứng nguy hiểm của trầm cảm. Người bị stress thường xuyên hay nhạy cảm, lo lắng, tự tạo cảm giác sợ hãi dẫn đến rối loạn lo âu.

Hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết (CNS)
Hệ thống thần kinh trung ương và nội tiết (CNS)

Hệ thống thần kinh trung ương (CNS) chịu trách nhiệm hành vi “chiến đấu hay bỏ chạy” của cơ thể. Stress kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh trung ương và nội tiết gây ra hành vi chán ăn hoặc ăn nhiều…

Bệnh tim và tăng huyết áp
Bệnh tim và tăng huyết áp

Các hormone gây căng thẳng khiến các mạch máu co lại và chuyển nhiều oxy hơn đến các cơ thể nhằm cung cấp thêm năng lượng để hành động nhưng làm tim đập nhanh và tăng huyết áp, có nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

Tiêu hóa
Tiêu hóa

Sự tăng vọt của hormone căng thẳng, có thể làm rối loạn hệ thống tiêu hóa, gây ợ chua hoặc trào ngược dạ dày. Ngoài ra, stress sẽ ảnh hưởng đến cách thức ăn di chuyển trong cơ thể, dẫn đến tiêu chảy hoặc táo bón. 

Sinh sản
Sinh sản

Nếu stress tiếp diễn trong thời gian dài, nồng độ testosterone ở nam giảm làm cản trở quá trình sản xuất tinh trùng và gây rối loạn cương dương. Với phụ nữ, tress dẫn đến kinh nguyệt không đều, tăng các triệu chứng tiền mãn kinh.

Hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch

Theo thời gian, hormone căng thẳng làm suy yếu hệ thống miễn dịch và giảm phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Người bị stress mạn tính dễ mắc các bệnh do virus như cúm và cảm lạnh thông thường. 

Chẩn đoán bệnh

Stress là bệnh lý mang tính chủ quan nên khó có thể đo lường được bằng các bài kiểm tra sức khoẻ.

Chẩn đoán lâm sàng

Các bác sĩ hoặc chuyên gia có thể thăm khám lâm sàng

  • Tìm hiểu về tiền sử mắc bệnh, các bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc.
  • Tìm hiểu về cuộc sống, môi trường làm viêc, tâm sinh lý của bệnh nhân.
  • Tìm hiểu về các mới quan hệ trong gia đình, các nguyên nhân có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng khó qiair quyết.
  • Tìm hiểu về tình trạng và sự ảnh hưởng của stress đến cuộc sống của bệnh nhân.
  • Tìm hiểu nguyên nhân, thời gian xuất hiện căng thẳng của người bệnh và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Các bác sĩ tiến hành các phương pháp để tìm nguyên nhân gây bệnh:

  • Xét nhiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy.
  • Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não.
  • Điện tâm đồ, X-Quang tim, phổi.
  • CT Scaner, RMI sọ não.
  • Đo huyết áp: Huyết áp cao,
  • Trắc nghiệm tâm lý: Tesk Beek, Zung, thang DASS, Hamilton, MMPI…
  • Các xét nghiệm chuyên khoa khác.

Điều trị

Tâm lý trị liệu

Một số hình thức trị liệu hữu ích trong việc giải quyết các triệu chứng stress như: 

  • Liệu pháp hành vi nhận thức (CBT): Giúp người bệnh thay đổi lối suy nghĩ tiêu cực.
  • Giảm căng thẳng dựa vào chánh niệm (MBSR): Sử dụng thiền định và chánh niệm để giúp giảm mức độ căng thẳng.

Dùng thuốc

  • Thuốc kê toa giúp giảm các triệu chứng stress đưa tâm lý trở về trạng thái ổn định. Các loại thuốc này phổ biến như thuốc ngủ, thuốc kháng axit, thuốc chống trầm cảm và thuốc chống lo âu.
  • Một số phương pháp bổ sung có tác dụng giảm căng thẳng bao gồm châm cứu, trị liệu bằng dầu thơm, xoa bóp, yoga và thiền định.

Đối phó với căng thẳng

Stress khó tránh khỏi nhưng có thể kiểm soát được, các phương sau đây sẽ hữu ích: 

  • Nhận biết các dấu hiệu: Khi bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, mất sức lực, mất hứng thú,.. cho thấy cần tìm cách xử lý căng thẳng.
  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động thể chất có tác động tích cực đến não bộ và cơ thể, giúp giảm căng thẳng và cải thiện nhiều triệu chứng của stress. 
  • Thực hành chánh niệm: Hãy dành 10 phút mỗi ngày để suy nghĩ về những gì trong cuộc sống, sự kiện trải qua trong 1 ngày theo hướng tích cực, giúp tinh thần thần thoải mái và tránh căng thẳng. 
 
 

Phòng ngừa

Cách phòng ngừa stress như sau: 

  • Loại bỏ một số yếu tố: Giảm cường độ, tần suất và rút ngắn thời gian căng thẳng. 
  • Điều chỉnh phản ứng cơ thể: Hãy thử tập thở sâu, chậm, sẽ giúp nhịp tim và huyết áp trở lại bình thường.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Cần ăn đủ chất, đúng bữa, tập thể dục, ngủ đúng giấc và không sử dụng quá mức chất kích thích sẽ cải thiện lưu thông máu và cơ bắp được thư giãn.
  • Thư giãn: Âm nhạc giúp huyết áp ổn định, hô hấp tốt hơn, tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, làm giảm căng thẳng và tăng tiết chất endorphine (một chất Morphine do cơ thể sản sinh nhằm giảm đau và căng thẳng) và chất S-IgA (Globulin miễn dịch A ở nước miếng) giúp mau lành bệnh.
  • Đời sống tinh thần phong phú: Duy trì và thiết lập các mối quan hệ, tham gia hoạt động cộng đồng, câu lạc bộ, hội nhóm để đời sống tinh thần nhiều niềm vui, thoải mái, tích cực.
  • Vận động: Khi căng thẳng hãy dọn dẹp nhà, tưới cây, nấu ăn hoăc làm một việc yêu thích, sẽ giúp giải phóng hợp chất Adrenaline và hormone gây căng thẳng Cortisol. Góp phần, gia tăng lượng hormone hứng phấn và hạnh phúc Dopamine và Serotonin. 
  • Dinh dưỡng: Bổ sung vào thực đơn hằng ngày các thực phẩm hỗ trợ giảm căng thẳng như: cá hồi, đậu bắp, bột yến mạch, sô cô la đen, khoai tây, kiwi, rau mâm xôi, trà xanh, hạt hướng dương, cam. 

Tóm lại, stress là một trạng thái căng thẳng tinh thần, một cá thể đang cố căng phản ứng thích nghi với môi trường. Stress có thể giúp tập trung và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, stress quá độ và thường xuyên lặp lại nếu không được can thiệp có thể dẫn tới một số biến chứng như bệnh tim mạch, tiêu hóa, thần kinh,... Do đó, khi có biểu hiện tâm lý bất ổn hay làm việc quá sức cần nghỉ ngơi, thư giãn và học cách kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, có thể gặp các chuyên gia tâm lý để có thể được tư vấn, có biện pháp giải quyết những vấn đề đang phải đối mặt.

Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger