TỔNG QUAN VỀ BỆNH Tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh (Perimenopause) là thuật ngữ y học chỉ giai đoạn trước khi nữ giới chính thức bước sang thời kỳ mãn kinh. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone Estrogen bắt đầu có hiện tượng suy giảm gây ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và chức năng sinh sản của nữ giới.

Giảm ham muốn tình dục là một trong những biểu hiện tiền mãn kinh

Thời kỳ tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 8 – 10 năm trước thời kỳ mãn kinh diễn ra. Theo một số thống kê, độ tuổi trung bình của nữ giới khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh là từ 40 – 47 tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thời kỳ tiền mãn kinh có thể đến sớm hơn (tiền mãn kinh sớm) ở giai đoạn cuối tuổi 30 hoặc trễ hơn (tiền mãn kinh muộn) trong khoảng 50 tuổi.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự mất cân bằng hoặc rối loạn nồng độ các nội tiết tố nữ (estrogen và progesterone). Một số nguyên nhân của hội chứng tiền kinh nguyệt:

Di truyền
Di truyền

Những phụ nữ có mẹ, chị gái, dì hoặc bà trải qua thời kỳ mãn kinh sớm có nguy cơ mãn kinh sớm cao hơn. Nguy cơ còn lớn hơn đối với những phụ nữ có quan hệ huyết thống trực tiếp.

Lối sống và sinh hoạt
Lối sống và sinh hoạt

Một số thói quen sống và sinh hoạt hàng ngày: Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không vận động, bị căng thẳng, trầm cảm… có thể thúc đẩy thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra sớm hơn.

 Hút thuốc lá
 Hút thuốc lá

Thuốc lá làm giảm lượng hormone estrogen trong cơ thể nữ giới. Tiền mãn kinh có thể bắt đầu sớm hơn ở những người phụ nữ có thói quen hút thuốc lá so với người không hút.

Do mắc các bệnh lý tự miễn
Do mắc các bệnh lý tự miễn

Phụ nữ trải qua quá trình điều trị bệnh ung thư bằng phương pháp hóa trị hoặc xạ trị vùng chậu; phụ nữ phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Đối tượng

Tiền mãn kinh xảy ra trước khi bạn chính thức mãn kinh khoảng 5 - 10 năm. Những đối tượng có nguy có mắc bệnh:

  • Có mẹ hay chị gái cũng bị mãn kinh sớm.
  • Suy buồng trứng sớm.
  • Đã cắt bỏ tử cung hoặc toàn bộ buồng trứng.
  • Trải qua hóa trị và xạ trị trong quá trình điều trị ung thư Mắc một số chứng bệnh như rối loạn chuyển hóa, rối loạn hệ miễn dịch…
  • Hút thuốc lá làm giảm nồng độ nội tiết tố nữ trong cơ thể.

Triệu chứng

Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể xuất hiện với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng người, có thể bao gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt: Đây là triệu chứng dễ nhận thấy nhất. Do sự thay đổi về hormone sinh dục, phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có thể gặp phải một số vấn đề về kinh nguyệt như:
  • Khó có thể xác định thời gian rụng trứng.
  • Khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt trở nên ngắn hoặc dài hơn bình thường.
  • Lượng máu bị mất thay đổi.
  • Có thể mất kinh ở một vài chu kỳ.
  • Bốc hỏa hay nóng bừng: Là dấu hiệu phổ biến nhất trong các triệu chứng tiền mãn kinh với khoảng 2/3 phụ nữ gặp phải hiện tượng này. Khi cơn bốc hỏa qua đi, sẽ có giảm giác ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải.
  • Đổ mồ hôi đêm: Triệu chứng này cũng diễn ra tương tự như bốc hoả. Điều này khiến cho cơ thể nóng lên và đổ mồ hôi, da chuyển sang màu đỏ.
  • Thay đổi vóc dáng cơ thể do chuyển hoá chậm và tăng cân
  • Các vấn đề liên quan đến âm đạo: Lượng estrogen giảm sẽ khiến các mô âm đạo bị mất chất bôi trơn và độ đàn hồi. Việc này làm cho âm đạo trở nên mỏng, khô, dễ rách, kém linh hoạt và dẫn tới một số hệ quả sau:
  • Có nguy cơ cao bị rách và chảy máu âm đạo khi giao hợp.
  • Các hoạt động tình dục diễn ra khó khăn hoặc gây đau đớn.
  • Ham muốn quan hệ tình dục trở nên suy giảm rõ nét.
  • Dễ nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Tiểu tiện bị rối loạn: tiểu són, tiểu không tự chủ.
  • Các vấn đề về tâm lý: Sự thay đổi nồng độ estrogen cũng tác động đến não và thần kinh. Điều này ảnh hưởng tới tâm trạng và giấc ngủ. Theo ước tính, có khoảng 1/4 phụ nữ trải qua thời kỳ tiền mãn kinh với các triệu chứng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, và tính khí thay đổi thất thường.
  • Thay đổi về da và tóc:
  • Da người phụ nữ trở nên khô ráp hơn, giảm tính đàn hồi, dễ bị nhăn vùng quanh mắt. Những vết đốm đồi mồi, nám, tàn nhang bắt đầu xuất hiện rõ nét.
  • Tóc mất dần sắc tố và chuyển màu, rụng nhiều hơn.
  • Móng tay trở nên giòn, bề mặt móng gồ ghề và dễ gãy.

Biến chứng nguy hiểm

Bệnh tiền mãn kinh nếu không có biện pháp điều trị giảm nhẹ thì gây nên các biến chứng xấu. Một số các biến chứng dễ gặp phải như:

Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt

Vào cuối độ tuổi 30, buồng trứng bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, các hormone được tạo ra ít hơn giai đoạn trước dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn, làm xuất hiện các triệu chứng mới của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).

Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt

Trong giai đoạn cuối 30 đến khoảng đầu 50 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không đều, thường xuyên bị rối loạn gây nên tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng.

Biến chứng khác
Biến chứng khác

Da có tình trạng thay đổi màu, mỏng hơn và khô hơn; cấu trúc xương yếu hơn gây tình trạng loãng xương; niêm mạc âm đạo và đường tiết niệu mỏng hơn, yếu hơn dẫn đến nguy cơ cao bị nhiễm trùng.

Chẩn đoán bệnh

Để kiểm tra và xác định chắc chắn chị em bước vào thời kỳ tiền mãn kinh sớm, bác sĩ sẽ tiến hành các bước:

Lâm sàng

Đầu tiên bác sĩ sẽ thăm khám và khai thác thông tin như:

  • Hỏi tuổi của bệnh nhân, tiền sử kỳ kinh nguyệt, tiền sử bản thân và gia đình.
  • Tìm hiểu về các thói quen, lối sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Các triệu chứng mà cơ thể đang gặp phải. Thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng, triệu chứng xuất hiện khi nào, cơn đau ra sao, tình trạng kéo dài bao lâu,....
  • Thăm hỏi về các yếu tố nguy cơ như chấn thương, bệnh đang mắc phải, công việc, gia đình,…
  • Có thể có nguyên nhân do bệnh khác cần phải điều trị.

Cận lâm sàng

Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ sẽ thăm khám và khai thác thông tin như:

  • Hỏi tuổi của bệnh nhân, tiền sử kỳ kinh nguyệt, tiền sử bản thân và gia đình.
  • Tìm hiểu về các thói quen, lối sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Các triệu chứng mà cơ thể đang gặp phải. Thời điểm bắt đầu xuất hiện triệu chứng, triệu chứng xuất hiện khi nào, cơn đau ra sao, tình trạng kéo dài bao lâu,....
  • Thăm hỏi về các yếu tố nguy cơ như chấn thương, bệnh đang mắc phải, công việc, gia đình,…
  • Có thể có nguyên nhân do bệnh khác cần phải điều trị.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Bác sĩ có thể chỉ định hiện thêm:

  • Hormone Estrogen: kiểm tra nồng độ Estrogen có suy giảm hay không là dấu hiệu của tiền mãn kinh sớm.
  • Xét nghiệm nồng độ FSH để chẩn đoán tình trạng mãn kinh và tiền mãn kinh.
  • Hormone kích thích tuyến giáp TSH: kiểm tra hoạt động tuyến giáp.
  • Siêu âm tử cung kiểm tra tử cung teo nhỏ hay không.
  • Sinh thiết niêm mạc tử cung có thể được thực hiện để xác định tình trạng mãn kinh có hay không có liên quan đến bệnh lý khác.

Điều trị

Điều trị tiền mãn kinh được dùng để nói đến việc điều trị các triệu chứng khó chịu gây ra trong thời kỳ này. Có các phương pháp điều trị sau:

Điều trị bằng Tây y:

Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng, các phương pháp chính có thể sử dụng bao gồm:

  • Liệu pháp hormone: là lựa chọn tốt nhất để điều trị triệu chứng bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.
  • Vaginal estrogen: Để làm dịu chứng khô âm đạo, estrogen có thể được đưa trực tiếp vào âm đạo và được hấp thụ bởi các mô âm đạo.
  • Thuốc chống trầm cảm: Một số loại thuốc gọi là “thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin” (selective serotonin reuptake inhibitors-SSRIs) có tác dụng làm dịu hiện tượng bốc hỏa và các triệu chứng tâm lý khác như lo âu, muộn phiền.

Điều trị bằng Đông y:

Theo Đông y, thận suy cùng với khí huyết suy, làm mất cân bằng hai yếu tố âm dương trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của các tạng phủ khác, gây ra hội chứng tiền mãn kinh.

Tùy theo thể tạng của từng người mà phân thành các thể khác nhau như thận tinh hư tổn do thận âm hư hoặc âm hư dương vượng, thận dương hư, can kinh uất nhiệt, tâm tỳ lưỡng hư, huyết ứ đàm trệ.

Một số vị thuốc có tác dụng trong điều trị bệnh tiền mãn kinh là: Thục địa, sinh địa, sơn thù, đơn bì, phục linh, trạch tả, hoàng bá, tri mẫu, địa cốt bì...

Châm cứu là một phương pháp đông y có thể giúp điều trị triệu chứng tiền mãn kinh

Vật lý trị liệu:

Xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm các biểu hiện khó chịu của bệnh. Có thể thực hiện bằng cách: 

  • Xoa ấm vùng bụng, xoa theo chiều kim đồng hồ, ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 50 vòng. 
  • Xát dọc hai bên cột sống, từ vùng thắt lưng đến xương cùng cụt. Ngồi thẳng lưng, thầy thuốc áp 2 tay dọc hai bên cột sống, xát mạnh từ trên xuống 30 - 50 lần cho ấm lên là được.
  • Bấm và day huyệt: Bấm, day các huyệt như Thận du, Mệnh môn, Quan nguyên, Khí hải, Phục lưu, Tam âm giao, Thái khê, Thái xung, Bách Hội, Tứ Thần Thông, Thái Dương,… Tuỳ vào từng thể bệnh mà có thể chọn thêm các huyệt để day bấm cho phù hợp. 

Châm cứu điều trị hội chứng tiền mãn kinh

Châm cứu có hiệu quả nhất định trong việc điều trị triệu chứng tiền mãn kinh, giúp làm giảm các biểu hiện khó chịu của bệnh như bốc hỏa, mất ngủ, đau đầu, đau mỏi xương khớp,… 

  • Một số huyệt châm cứu trong hội chứng tiền mãn kinh như: Quan nguyên, Khí hải, Tâm du, Can du, Đởm du, Thận du, Tam âm giao, Túc tam lý, Thái xung, Thái khê,...  
  • Đau đầu thường châm thêm: Bách hội, Phong trì, Thái dương, Thượng tinh.
  • Mất ngủ châm thêm: Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, An miên. 
  • Khí huyết hư thường châm thêm: Tâm du, Cách du, Tam âm giao, Huyết hải.

Tùy theo từng thể bệnh mà phác đồ huyệt châm cứu có thể khác nhau, kết hợp châm bổ - tả hay bình bổ bình tả, điện châm. Liệu trình châm cứu thường ngày 1 lần, mỗi lần từ 15 – 20 phút, kéo dài 10 – 15 ngày.

Việc điều trị cần phải kết hợp dùng thuốc với nhiều phương pháp khác như giữ gìn đời sống tinh thần thanh thản, nhẹ nhàng, tránh các cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn phiền, lo lắng thái quá...

Trước khi sử dụng bất cứ biện pháp điều trị nào, người bệnh nên thảo luận chi tiết với bác sĩ về những lợi ích và nguy cơ với mỗi phương pháp.

Phòng ngừa

Tiền mãn kinh là một quá trình diễn ra tự nhiên và bắt buộc phải trải qua trong vòng đời của người phụ nữ. Tuy nhiên, đôi khi mãn kinh xảy ra sớm là do một bệnh nào đó hoặc bởi tác dụng phụ của thuốc. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nếu có những lo lắng về thời kỳ tiền mãn kinh và các triệu chứng khó chịu mà nó gây ra thì nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Bên cạnh đó, lối sống và thói quen sinh hoạt lành mạnh có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng gặp phải trong quá trình này. Một số cách có thể thực hiện như sau:

  • Ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên tập thể dục, cố gắng có những vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
  • Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau, củ, quả vào thực đơn.
  • Giữ tinh thần luôn luôn vui vẻ, thoải mái, tránh để bị stress: có thể tập yoga hoặc thiền, các bài tập dưỡng sinh,...

Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger