TỔNG QUAN VỀ BỆNH Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên là gì?

Dây thần kinh số VII là dây vận động, chi phối vận động cơ mặt. Liệt dây thần kinh số VII ngoại biên hay còn gọi là liệt mặt ngoại biên, là tình trạng mất vận động hoàn toàn hay một phần các cơ của nửa mặt, do tổn thương dây thần kinh mặt. Tình trạng này trái ngược với liệt mặt trung ương là tổn thương liên quan đến não.

Chúng ta ít biết rằng dây thần kinh mặt có đường đi phức tạp từ hệ thống thần kinh trung ương qua thái dương và tuyến mang tai đến các cơ ở vùng mặt. Đó là lý do các tổn thương vận động của nửa mặt có nhiều nguyên nhân như nguyên nhân từ thân não, ở dây thần kinh số VII, ở xương đá hoặc tuyến mang tai...

  • Liệt dây VII trung ương: Liệt mặt điển hình do các khu trú trong sọ gây ra tai biến mạch máu não, u của hệ thần kinh trung ương.
  • Liệt dây VII ngoại biên: Tổn thương dây VII từ nhân dây thần kinh số VII ở cầu não trở ra còn gọi là liệt mặt Bell, thường do lạnh, hoặc do viêm.

Nguyên nhân gây bệnh

Căn bệnh này không phân biệt lứa tuổi, giới tính. Bệnh do nhiều nguyên nhân như:

Nhiễm virus (chiếm 4,5 - 7%)
Nhiễm virus (chiếm 4,5 - 7%)

Nhiễm virus herpes simplex type I hoặc do nhiễm lạnh dẫn đến liệt dây thần kinh số VII ngoại biên thứ phát do viêm hạch gối (còn gọi là hội chứng Ramsay Hunt).

Nhiễm vi khuẩn
Nhiễm vi khuẩn

Viêm tai giữa cấp, cholesteatoma, viêm tai ngoài hoại tử cũng có thể gây liệt mặt ngoại biên. Một nguyên nhân hiếm gặp là bệnh Lyme, với tiền sử bị ve cắn.

Khối u chèn ép (chiếm 2,2 - 5%)
Khối u chèn ép (chiếm 2,2 - 5%)

Các khối u ác tính dẫn đến liệt dây thần kinh mặt bao gồm u ác tính mang tai, u dây thần kinh mặt và thính giác, u màng não và màng nhện.

Bệnh lý tự miễn dịch
Bệnh lý tự miễn dịch

Người mắc các bệnh: Bệnh đa xơ cứng, sarcoidosis, hội chứng Guillain Barre,... có nguy cơ bị liệt dây thần kinh số VII cao hơn người bình thường.

Chấn thương
Chấn thương

Chấn thương (chiếm 10 - 23%): Chấn thương gãy xương liên quan đến phần xương thái dương và các dây thần kinh mặt có thể gây ra liệt dây thần kinh số VII.

Nguyên nhân khác
Nguyên nhân khác

Người có sức khỏe suy yếu, bị nhiễm lạnh đột ngột, trúng gió, mang thai, thức khuya, dậy quá sớm, hay uống bia rượu,…

Đối tượng

Đối tượng có nguy cơ cao với bệnh liệt dây thần kinh số 7

  • Người mang thai;
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm và sức khỏe yếu;
  • Hay uống rượu bia;
  • Thường xuyên trải qua tình trạng căng thẳng, thức khuya;
  • Người có tiền sử với bệnh xơ vữa động mạch, huyết áp;
  • Những người hay phải đi sớm về khuya, làm việc ban đêm trong môi trường tiếp xúc với gió lạnh...

Triệu chứng

Dây thần kinh mặt không chỉ chi phối các các cơ vận động vùng mặt hàm, mà còn chi phối các cơ hoạt động không tự chủ bên trong của tuyến lệ, tuyến dưới hàm, cảm giác đến một phần của tai và vị giác cho 2/3 phía trước của lưỡi. Vì vậy, khi bị liệt mặt, tất cả các bộ phận liên quan đến các sợi thần kinh này đều bị ảnh hưởng và có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:

  • Tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp, khô mắt, mắt không thể nháy hoặc nhắm mắt bình thường được.
  • Một bên miệng khó hoặc không mỉm cười được, không khép lại được, chảy dãi.
  • Miệng bị kéo lệch về bên lành.
  • Bệnh nhân bị đau ở góc hàm, thái xương, tai,…
  • Vị giác thay đổi.
  • Nhạy cảm với âm thanh.
  • Khả năng nói bị hạn chế, không nói được, miệng méo, khó ăn và uống nước hay bị trào ra ngoài.
  • Trường hợp liệt mặt do nhiễm trùng herpes simplex hoặc zoster, người bệnh còn bị đau dữ dội, sau đó có thể xuất hiện mụn nước và tiến triển thành hội chứng Ramsay-Hunt. Hội chứng Ramsay-Hunt đặc trưng bởi các mụn nước ở vòm miệng hoặc lưỡi do rối loạn chức năng tiền đình-ốc tai gây ra.

Những trường hợp bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số VII do nhiễm trùng còn có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội. Kèm theo là nổi mụn nước trong lưỡi hay vòm miệng.

Biến chứng nguy hiểm

Bệnh liệt dây thần kinh số VII có thể gây ra các di chứng nặng nề khác nhau như:

Co thắt nửa mặt sau liệt mặt
Co thắt nửa mặt sau liệt mặt

Không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến biến chứng co thắt nửa mặt, co cơ không tự chủ, co thắt nửa mặt sau liệt mặt. Thường gặp ở các thể nặng do tổn thương dây thần.

Các biến chứng mắt
Các biến chứng mắt

Viêm kết mạc, viêm giác mạc, loét giác mạc, lộn mí. Các biến chứng này có thể phòng tránh bằng nhỏ mắt bảo vệ, đeo kính, khâu sụn mí hoàn toàn hay một phần.

Tổn thương dây thần kinh
Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương từ nhẹ đến nặng các dây thần kinh mặt dẫn đến tình trạng méo mặt, miệng, mắt hoặc làm thay đổi chức năng các bộ phận (không nhắm mắt, khép miệng được,...).

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán lâm sàng

  • Quan sát sự bất đối xứng ở khuôn mặt.
  • Nhắm mắt bên liệt không kín, mất nếp nhăn mũi má, và khóe miệng so với bên lành.
  • Khám tổng quát, soi tai, sờ nắn các u, bướu vùng hàm.
  • Đánh giá chức năng vận động, yêu cầu bệnh nhân: Nâng cao cả hai lông mày (nhíu mày), nhắm chặt cả hai mắt, cười, phồng má, mím môi.
  • Biểu lộ cả răng trên và dưới (khi nhăn mặt).

Đánh giá chức năng cảm giác đặc biệt, nếu được chỉ định lâm sàng: Cảm giác của mặt và tai, cảm giác vị giác của 2/3 phía trước của lưỡi.

Chẩn đoán cận lâm sàng

  • Đo điện thần kinh – cơ (EMG): EMG thường được chỉ định để đánh giá mức độ tổn thương thần kinh và phục hồi.
  • Xét nghiệm: Tổng phân tích tế bào máu để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc rối loạn tăng sinh bạch cầu huyết.
  • Kháng thể huyết thanh đối với herpes zoster: Phân tích dịch não tủy chỉ định khi liệt mặt hai bên trong bệnh cảnh viêm đa rễ dây thần kinh hủy myelin cấp tính (còn gọi là hội chứng Guillain-Barré).
  • Chụp cộng hưởng từ sọ não có mạch máu não: Để xác định tổn thương tại trung ương hay ngoại biên.

Điều trị

Chữa liệt dây số VII bằng Tây Y

Liệt dây thần kinh số VII là một bệnh lý thần kinh và cần được chẩn đoán và điều trị bởi các chuyên gia y tế. Điều trị liệt dây thần kinh số VII bằng Tây y thường bao gồm:

  • Dùng thuốc kháng viêm và giảm đau: Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau để giảm triệu chứng và giảm viêm.
  • Dùng thuốc kháng virus: Nếu liệt dây thần kinh số VII do virus gây ra, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng virus để giảm sự lây lan của virus.
  • Dùng corticoid: Corticoid có thể được sử dụng để giảm sưng và viêm và cải thiện triệu chứng của bệnh.
  • Phẫu thuật: Nếu liệt dây thần kinh số VII nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được sử dụng để khắc phục tình trạng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được khuyến khích sử dụng kính chắn nắng, thực hiện các bài tập và massage để giảm tình trạng liệt.

Chữa liệt dây số VII bằng Đông Y

Một số loại thảo dược trong Đông y được sử dụng để điều trị liệt dây thần kinh số VII bao gồm:

  • Hoàng kỳ: Có tác dụng hỗ trợ điều trị tê liệt, giảm đau và cải thiện lưu thông máu.
  • Bạch truật: Có tác dụng chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện chứng tê liệt.
  • Sài đắng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Cây nho: Có tác dụng giảm viêm và cải thiện tuần hoàn máu, giúp hỗ trợ phục hồi tế bào thần kinh.
  • Kinh giới phối phần: Được dùng để kích thích sự tuần hoàn máu và cải thiện chức năng thần kinh.
  • Nhân sâm: Nhân sâm có tác dụng bổ thận, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ thần kinh. Có thể dùng nhân sâm uống hoặc dùng trong các công thức thuốc đông y.
  • Xuyên khung: Xuyên khung có tác dụng bảo vệ dây thần kinh, giảm viêm và đau.

Các phương pháp y học cổ truyền và vật lý trị liệu:

  • Châm cứu với các hình thức châm (hào châm, mảng châm, ôn châm, điện châm, laser châm, nhĩ châm, thủy châm), cứu, cấy chỉ.
  • Xoa bóp bấm huyệt, và các bài tập các cơ của mặt tạo điều kiện giữ trương lực cơ và phân bố mạch để chống teo cơ.

Hướng dẫn chăm sóc người bệnh liệt mặt ngoại biên:

  • Ngay khi phát hiện ra bệnh, cần kiên trì thực hiện các bài tập phục hồi chức năng cơ vùng mặt và các biện pháp chăm sóc thường xuyên:
  • Giữ ấm vùng mặt khi đi ra ngoài.
  • Giữ vệ sinh mắt: dùng chất làm trơn, nước mắt nhân tạo, nước muối sinh lý…để tránh khô mắt và hạn chế bội nhiễm mắt do mi mắt không nhắm kín, mang kính khi đi ra ngoài, có thể dùng khăm mềm kéo mi mắt bên liệt đóng kín khi ngủ, băng mắt khi ngủ.
  • Vệ sinh răng miệng: đặc biệt người cao tuổi và trẻ em, do liệt các cơ vùng mặt gây ứ đọng thức ăn khi ăn nhai, thao tác súc miệng bị chảy ra ngoài…nên dễ viêm nhiễm răng miệng.
  • Tập cơ vùng mặt bên liệt: nhai kẹo cao su, tập phát âm: O,U, E…

Phòng ngừa

Để phòng ngừa liệt dây thần kinh số VII, có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Chăm sóc sức khỏe tổng thể: bảo vệ sức khỏe bằng cách tập thể dục thường xuyên, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và duy trì một phong cách sống lành mạnh.
  • Điều trị các bệnh liên quan: liệt dây thần kinh số VII có thể xuất hiện do một số bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi họng, thủy đậu và zona, vì vậy điều trị các bệnh này kịp thời cũng là cách phòng ngừa tốt nhất. • Tránh các tác nhân kích thích: tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng, thuốc lá, rượu và các chất kích thích khác.
  • Thực hiện tập luyện cơ mặt: thực hiện các bài tập cơ mặt đơn giản có thể giúp tăng cường cơ bắp, tăng khả năng kiểm soát cơ mặt và phòng ngừa liệt dây thần kinh số VII.
  • Đeo kính bảo vệ mắt: đeo kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích thích hoặc trong các công việc đòi hỏi sự tập trung cao. Những biện pháp này không chỉ giúp phòng ngừa liệt dây thần kinh số VII mà còn giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger