Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón
THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ: 5013/QĐ-BYT VỀ VIỆC BAN HÀNH TÀI LIỆU CHUYÊN MÔN “HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN, KẾT HỢP Y HỌC CỔ TRUYỀN VỚI Y HỌC HIÊN ĐẠI” NGÀY 01/12/2020
ĐẠI CƯƠNG
- Táo bón là khi bệnh nhân đại tiện hai hay ít lần hơn mỗi tuần hoặc quá khó khăn và căng thẳng khi đại tiện.
- Theo Y học cổ truyền, táo bón là chứng đi đại tiện khó, 5-7 ngày chưa đại tiện được do tích tụ thức ăn, uống có nhiệt, bị khí hãm hoặc cơ thể suy nhược.
Xoa bóp bấm huyệt điều trị táo bón được sử dụng phổ biến trong Y Học Cổ Truyền.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị kết hợp khi có táo bón cơ năng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh có dấu hiệu tắc ruột, dính ruột.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
- Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh…
Phương tiện
- Phòng xoa bóp bấm huyệt, giường xoa bóp bấm huyệt.
- Gối, ga trải giường.
- Bột talc.
- Cồn sát trùng.
Người bệnh
- Được hướng dẫn qui trình, vị trí bấm huyệt và đồng ý bấm huyệt.
- Tư thế nằm ngửa.
- Được khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
5. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Thực hiện kỹ thuật
- Xoa, xát, miết, day, nhào vùng bụng
- Bấm tả các huyệt:
+ Hợp cốc.
+ Trung quan.
+ Đại trường du.
+ Đới mạch.
+ Đại hoành.
+ Thiên khu.
+ Thứ liêu.
+ Hạ quản.
+ Chương môn.
+ Nhật nguyệt.
+ Kỳ môn.
+ Quan nguyên.
- Day bổ các huyệt
- Tam âm giao.
Liệu trình điều trị
- Túc tam lý.
- Xoa bóp 30 phút/lần/ngày.
- Một liệu trình điều trị từ 2- 4 lần, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh, có thể tiến hành 2-3 liêu trình liên tục.
THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN
Theo dõi
Toàn trạng, các triệu chứng kèm theo nếu có.
Xử trí tai biến
- Choáng
Triệu chứng Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt nhạt.
+ Xử trí dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, uống nước chè đường nóng, nằm nghỉ tại chỗ.
+ Theo dõi mạch, huyết áp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2013). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Châm cứu.
2. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng.
3. Bộ Y tế (2017). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh cấy chỉ và laser châm
chuyên ngành châm cứu.
4. Bộ Y tế (2014). Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng.
5. Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Hà Nội (2018). Sách hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo YHCT, kết hợp YHCT với Y học hiện đại.