Huyền Sâm (Scrophularia ningpoensis H.)

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae (Thực vật)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Herbaceous plant (Nhánh Thân thảo)

Bộ (ordo)

Lamiales (Hoa môi)

Họ (familia)

Plantaginaceae (Hoa Mã đề)

Chi (genus)

Plantago L.

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Scrophularia ningpoensis H.

Với công dụng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị viêm sưng, sốt nóng khát nước, Huyền sâm được rất nhiều người sử dụng mỗi ngày. Vì vậy, xin gửi đến quý bạn đọc thông tin về đặc điểm, công dụng và các bài thuốc của Huyền sâm.

Giới thiệu về cây Huyền sâm

Huyền Sâm còn có tên gọi khác là Nguyên sâm, Hắc sâm, Ô nguyên sâm, mọc trên đất thịt, đất nhiều mùn, được trồng chủ yếu bằng hạt, ra hoa vào tháng 6-10.

Tên khoa học của Huyền sâm là Scrophularia ningpoensis H., thuộc họ Hoa Mã đề (Plantaginaceae), có tài liệu ghi là họ Hoa Mõm Sói (Scrophulariaceae) cái này đã được các nhà khoa học điều chỉnh.

Hình ảnh và hình vẽ Huyền sâm

Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo sống nhiều năm, cao trung bình 1,5-2m, có rễ củ hình trụ dài 5-15cm, đường kính 0,6-4cm, mặt ngoài màu vàng xám. Thân vuông, có màu xanh đậm, có rãnh dọc ở trên. Lá mọc đối, hình trứng hoặc hình mũi mắc, dài 10-17cm, mép có răng cưa nhỏ, mặt trên xanh lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, có một vài lông nhỏ rải rác. 

Cụm hoa hình xim tán, hợp thành chùy, to, thưa, hoa ở nách lá và ngọn cành; có màu vàng nâu hoặc đỏ tím, có 5 lá đài hàn liền nhau, 5 cánh hoa hợp thành tràng hoa hình cái chén, có môi trơn dài hơn môi dưới; nhị 4, có 2 cái dài, 2 cái ngắn. Quả nang hình trứng, dài 8-9mm, mang đài tồn tại, với nhiều hạt nhỏ màu đen.

Thu hái và chế biến

Huyền sâm Bộ phận dùng: Rễ củ.

Thu hái đào lấy củ, rửa sạch, loại bỏ rễ con, đầu chồi chừa 3mm, tách lấy từng rễ, phân loại theo kích thước để phơi hoặc sấy ở 50-60 độ C tới gần khô (còn mềm), đem ủ 5-10 ngày tới khi ruột chuyển đen hoặc nâu đen, rồi phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm dưới 14%.

Cách ủ: Dược liệu sau khi phơi gần khô đem tãi ra trong nia thành một lớp dày chừng 15cm, để chỗ mát, hàng ngày đảo lại vài lần, có thể đậy phía trên bằng một lớp rơm mỏng hay dùng nia hoặc nong đậy lên. Trong khi ủ phải đào luôn và không để quá dày, không đậy quá kín gây hấp hơi và hỏng.

Khi dùng rửa sạch, ủ mềm, thái lát phơi khô.

Mô tả Huyền sâm theo Dược điển Việt Nam

Tên khoa học của vị thuốc Huyền sâm theo Dược điển Việt Nam 5 tập 2 là Radix Scrophulariae.

Rễ củ nguyên, phần dưới thuôn nhỏ dần còn phần trên phình to, một số rễ hơi cong, dài 3 - 15cm. Mặt ngoài dược liệu màu nâu xám hay nâu đen, có nếp nhăn và rãnh lộn xộn, nhiều lỗ vỏ nằm ngang và nhiều vết tích của rễ con hay đoạn rễ nhỏ.

Mặt cắt ngang dược liệu màu đen, lớp bần mỏng ở phía ngoài cùng, phía trong tỏa ra nhiều vân.

Dược liệu hơi mềm, deo, mùi giống mùi đường cháy, vị hơi ngọt và hơi đắng.

Dược liệu thái lát là những lát mỏng hình tròn hay bầu dục, bên ngoài màu vàng xám hay nâu xám, bề mặt lát màu đen hơi bóng, có thể có những khe nứt.

Củ huyền sâm

Đặc điểm phân bố

Cây có nguồn gốc Trung Quốc, được nhập vào nước ta từ những năm 1960. Vốn được trồng ở Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai) và Phó Bản (Hà Giang), hiện được trồng nhiều ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, Đà Lạt.

Thành phần hóa học

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu về hóa thực vật của Huyền sâm đã được tiến hành và 170 hợp chất bao gồm iridoid, phenolic glycoside, phenolic acid, alkaloid, flavonoid, triterpen và các hợp chất khác đã được phân lập và xác định.

Iridoid

Đây là nhóm hợp chất điển hình trong chiết xuất Huyền sâm, bao gồm các dẫn chất của seconingpogenin, dihydrocatalpolgenin, harpagoside, glucopyranosylharpagoside, galactopyranosylharpagoside, acetylharpagoside, cinnamoylharpagide, catalpol, globulin, aucubin, epiloganin, eurostoside, ningpogenin, ningpogoside, scrophularianoid, scrophulozit, teuhiricoside.

Phenolic glycoside

Nhiều hợp chất phenolic đã được phân lập từ chiết xuất Huyền sâm, bao gồm: Rhamnopyranosyl vanilloyl, Axit syringic-4- O - α -L-rhamnoside, Sibirioside A, Scrophuside, Isoacteoside, Acteoside, Buergeriside A1, angozit C, Cistanoside D và F, Ningposide A, B, C và D.

Một số iridoid và phenolic mới được phát hiện trong chiết xuất Huyền sâm

Flavonoid

4 Flavonoid đã được xác định trong chiết xuất Huyền sâm: Homoplantaginin, Nepitrin, Liquiritigenin, Prim -O -glucosylcimifugin.

Triterpenoid

Các triterpenoid sau đã được phát hiện: Clematomanshurica Saponin, Eucalyptolic acid, Oleanonic acid, Scrokoelziside A và B, Ursolic acid, Lupeol, Oleanolic acid.

Alkaloid

Cây cũng chứa một số alkaloid như: 5-Methoxypyrrolidin-2-on, Ningpoensine A, B và C, Ningpgenin A và B, Scrophularianine A, B và C, Isoxerin, Adenosin.

Các hợp chất khác

Ngoài ra, saccharide, axit béo và các hợp chất khác đã được phân lập, chẳng hạn như eicosan, axit succinic, buergerinin B, iridolactone, acid oleic, rhamnose, α -Caryphy, β -Sitosterol, glixerol…

Tác dụng - Công dụng của Huyền sâm

Tác dụng dược lý theo Y học hiện đại

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tác dụng dược lý của Huyền sâm. Các chiết xuất khác nhau và một số hợp chất của Huyền sâm có tác dụng dược lý khác nhau, chẳng hạn như tác dụng bảo vệ gan, tác dụng chống viêm, tác dụng hạ sốt, tác dụng chống oxy hóa, hoạt tính chống đột biến, hoạt tính chống tăng sinh, hoạt tính chống khối u, tác dụng apoptotic, bảo vệ não, tác dụng bảo vệ thần kinh, cứu chữa chứng suy giảm trí nhớ, chống quá trình chết theo chương trình của tế bào cơ tim, tác dụng chống tái tạo tâm thất, bảo vệ tế bào cơ tim, ngăn ngừa phì đại cơ tim, hoạt động hạ huyết áp, tác dụng chống xơ vữa, hoạt động chống loãng xương, điều trị rối loạn liên quan đến khớp, giảm cường giáp, ức chế chuyển hóa năng lượng, tăng cường chức năng miễn dịch, nuôi dưỡng Yin , tác dụng giãn mạch, tác dụng kháng khuẩn, hoạt động chống mệt mỏi, hoạt động chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa tổn thương phổi cấp tính, bảo vệ khí quản, tác dụng chống ngứa, tác dụng hạ axit uric máu, hoạt động chống trầm cảm.

Công dụng theo y học cổ truyền

Cây Huyền sâm có tính mát, vị ngọt đắng, hơi mặn, quy vào kinh phế, thận, có tác dụng tư âm, giáng hỏa, sinh tân dịch, chống khát nước, lương huyết, giải độc, nhuận tràng, hoạt trường.

Trong đông y, cây Huyền sâm được dùng trong trị sốt nóng, nóng âm ỉ, sốt về chiều, khát nước, chống viêm, điều trị tinh hồng nhiệt, viêm họng, viêm thanh quản, viêm miệng, viêm lợi, viêm kết mạc. Còn được dùng trị táo bón, mụn nhọt, lở loét.

- Liều lượng: Mỗi ngày dùng từ 8 - 15g dạng thuốc sắc.

- Kiêng kỵ phối hợp với vị thuốc Lê lô, Không dùng Huyền sâm cho người tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa.

Các bài thuốc từ cây Huyền sâm

Trị viêm tắc mạch máu tay

- Chuẩn bị: Huyền sâm 24g, Đương Quy, Cam thảo dây, Huyết Giác, Ngưu Tất mỗi vị 10g.

- Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa gân máu đỏ lan đến đồng tử mắt

- Chuẩn bị: Huyền sâm, gan heo 1 cái.

- Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, sau đó dùng nước cơm nấu chín gan heo, cắt nhỏ và chấm thuốc bột ăn hàng ngày.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lao

- Chuẩn bị: Mật ong 480g, cam tùng 180g và huyền sâm 480g.

- Thực hiện: Đem dược liệu tán bột, hòa với mật và bỏ vào hũ kín, chôn xuống đất trong vòng 10 ngày rồi đem lên. Tiếp tục dùng tro luyện với mật, cho hết vào bình và ủ kín trong vòng 5 ngày. Sau khi lấy ra, đem đốt cháy và cho bệnh nhân ngửi.

Bài thuốc giúp làm sáng mắt

- Chuẩn bị: Bạch tật lê, địa hoàng, sài hồ, huyền sâm, cam cúc hoa và câu kỷ tử.

- Thực hiện: Đem các vị sắc uống.

Huyền sâm có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bài thuốc trị thương hàn dương độc, sốt ra mồ hôi, buồn bực khó ngủ, độc uất kết không tan ra, tâm thần điên đảo, ngột dưới tim

- Chuẩn bị: Mạch môn đông, tri mẫu và huyền sâm bằng lượng nhau.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị bạch hầu

- Chuẩn bị: Sinh địa 16g, cam thảo 4g, đơn bì 12g, bạc hà 2g, huyền sâm 20g, mạch môn 12g, bối mẫu 8g, bạch thược 16g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị cổ họng sưng và phát ban

- Chuẩn bị: Thăng ma 12g, huyền sâm 16g và cam thảo 8g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị táo bón, sốt cao mất nước

- Chuẩn bị: Sinh địa, mạch môn và huyền sâm mỗi vị 12g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị chứng động mạch bị viêm tắc

- Chuẩn bị: Kim ngân hoa, đương quy, huyền sâm và cam thảo.

Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị chứng viêm thanh quản, cổ họng sưng đau

- Chuẩn bị: Ngưu bàng tử và huyền sâm mỗi vị 20g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị chứng tổn thương âm dịch gây sốt cao, bại huyết, người nóng nảy bứt rứt, phát sởi, hôn mê

- Chuẩn bị: Sừng trâu (tán bột mịn) 20 – 30g, huyền sâm 12 – 20g, mạch đông 12g, kim ngân hoa 12 – 20g, liên kiều 8 – 12g, sinh địa 12 – 20g, lá tre non 12g, đơn sâm 12g, hoàng liên 8 – 12g, cam thảo và táo.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị viêm amidan, viêm họng cấp và mãn tính

- Chuẩn bị: Sinh địa 12 – 16g, sa sâm 12g, bạc hà 8g (sắc sau), hoàng cầm 8 – 12g, cam thảo 4g, huyền sâm 12 – 20g, mạch môn 12g, liên kiều 8 – 12g, ô mai 2 quả, cát cánh 8 – 12g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa viêm tắc động mạch thể uất nhiệt

- Chuẩn bị: Ngưu tất 15g, bạch giới tử 12g, hoàng kỳ 15 – 30g, đương quy 15 – 30g, chế một dược 12 – 15g, liên kiều 15g, đơn sâm 20 – 30g, kim ngân hoa 30 – 60g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc trị viêm tắc động mạch thể âm hư uất nhiệt

- Chuẩn bị: Xích thược và đương quy mỗi vị 15g, sinh địa 15 – 30g, ngân hoa 30g, huyền sâm 20 – 30g, thạch hộc 15 – 30g, bồ công anh 20g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa chứng lao phổi và viêm phế quản mãn tính

- Chuẩn bị: Sinh địa 12g, cam thảo 4 – 6g, cát cánh 8 – 12g, bách hợp 8 – 12g, huyền sâm 12 – 16g, bối mẫu 8 – 12g, mạch môn 12g, bạch thược (sao) 12g và đương quy 12g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống.

Bài thuốc chữa chứng mụn nhọt, lở ngứa, viêm họng, viêm amidan

- Chuẩn bị: Thổ phục linh, huyền sâm và sài đất mỗi vị từ 10 – 12g, cam thảo 6g.

mỗi vị 12g, huyền sâm 12g, đan bì và tri mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g.

- Thực hiện: Đem sắc mỗi ngày 1 thang, dùng đến khi bệnh khỏi hẳn.

Bài thuốc trị bệnh tiểu đường gây táo bón và khát nhiều

- Chuẩn bị: Hoàng cầm, mần tưới, hoàng liên mỗi vị 6g, hạnh nhân 4g, huyền sâm 15g và thương truật 9g.

mỗi vị 12g, huyền sâm 12g, đan bì và tri mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g.

- Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang, chia nước thành 3 lần uống. Dùng liên tục trong 3 – 4 tuần sau đó ngưng 1 tuần rồi lặp lại liệu trình.

Bài thuốc trị chứng loét miệng

- Chuẩn bị: Cỏ nhọ nồi, sinh địa mỗi vị 16g, ngọc trúc, mạch môn và hoàng bá mỗi vị 12g, huyền sâm 12g, đan bì và tri mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g.

- Thực hiện: Đem các vị sắc lấy nước uống, đem chia thành 3 lần dùng và uống hết trong ngày.

Lưu ý khi dùng dược liệu huyền sâm

+ Không dùng dược liệu Huyền sâm cho người Tỳ hư, Tỳ vị có thấp huyết áp thấp, tạng hàn, tiêu chảy, âm hư kèm tiêu chảy, âm hư không có nhiệt.

+ Người huyết hư, đình ẩm, huyết thiếu, hàn nhiệt, mắt mờ và chi mãn không được dùng.

+ Huyền sâm kỵ Sơn thù, Can khương, Đại táo, Hoàng kỳ và phản Lê lô. Vì vậy không dùng chung với dược liệu lê lô.

+ Dược liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ khi dùng như nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhịp tim, chán ăn, buồn nôn,…

+ Tránh sử dụng đồng thời huyền sâm với thuốc trị tiểu đường, thuốc ức chế beta, thuốc chống loạn nhịp,…

+ Huyền sâm đem lại nhiều công dụng hữu ích trong quá trình điều trị bệnh lý. Tuy nhiên để tránh các rủi ro và tác dụng phụ khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bài thuốc từ dược liệu này.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả Qing Zhang, An Liu, Yuesheng Wang (Ngày đăng 26 tháng 2 năm 2021). Scrophularia ningpoensis Hemsl: a review of its phytochemistry, pharmacology, quality control and pharmacokinetics, Academic.oup.

2. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Huyền sâm trang 1162-1164, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1.

3. Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Huyền sâm (rễ), trang 1199 - 1201, Dược điển Việt Nam 5 tập 2.

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger