Huyết Giác (Dracaena cambodiana)

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ (ordo)

Asparagales (Thiên môn)

Họ (familia)

Asparagaceae (Thiên môn)

Chi (genus)

Dracaena

Loài (species)

D. cambodiana

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Dracaena cambodiana

Huyết giác được biết đến khá phổ biến với công dụng chữa bệnh máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê mỏi và đau lưng nhức xương. Trong bài viết này, xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Huyết giác.

Giới thiệu về cây Huyết giác

Huyết Giác hay còn được gọi là Trầm dứa, Cây xó nhà, tên khoa học là Dracaena cambodiana Pierre ex Gagnep., thuộc họ Bồng bồng - Dracaenaceae.

Hình ảnh cây huyết giác

Cây có thể cao từ 3,5m đến 10m và đường kính tại gốc có thể lên tới 30cm. Thân cây thẳng và một số thân già đã hoá gỗ và có lõi rỗng, màu đỏ nâu. Nhánh cây có sẹo lá to và ngang. Lá cây mọc gần nhau, có hình dạng hẹp, nhọn, dài khoảng 30-50cm và rộng khoảng 1,2-1,5 (-4) cm.

Chùy hoa của cây dài tới 2m, chia thành nhiều nhánh dài và nhỏ. Hoa có màu vàng, dài khoảng 8mm và thường mọc thành từ 3 đến 5 (-10) bông trên các nhánh nhỏ. Quả của cây là quả mọng tròn, đường kính khoảng 8-10mm và khi chín có màu đỏ và chứa 3 hạt.

Hình ảnh cây huyết giác

Thu hái và chế biến

Bộ phận được sử dụng: Thân cây được làm từ gỗ màu đỏ Lignum Dracaenae, còn được biết đến với cái tên Huyết giác hoặc Huyết kiệt. Cây cũng được sử dụng để lấy Nhựa và lá.

Để thu hái, gỗ được bóc vỏ ngoài vào mùa đông, sau đó lấy lõi đỏ, chẻ nhỏ và phơi khô.

Đặc điểm phân bố

Huyết giác là một loại thuốc truyền thống nổi tiếng có nguồn gốc từ khu vực Ả Rập cổ đại. Cây mọc tự nhiên dưới tán rừng, ven suối, trên núi đá vôi trong đất liền và đảo biển. Huyết giác ra hoa vào tháng 5-7 và có quả vào tháng 8-10. Cây phân bố ở nhiều tỉnh thành từ Quảng Ninh, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Khánh Hoà đến Kiên Giang. Ngoài ra, cây còn mọc ở Trung Quốc và Campuchia.

Vị thuốc Huyết giác

Thành phần hóa học

- Dựa vào nghiên cứu sơ bộ, đã xác định rằng Huyết giác không chứa chất nhựa và Carmin

- Chỉ biết Trong Huyết giác, có chất màu đỏ tan trong cồn, aceton, và acid. Tuy nhiên, không tan trong ête, clorofom và benzen. Khi tiếp xúc với kiềm, màu đỏ vàng ban đầu chuyển sang màu da cam. (Bộ môn Dược liệu và thực vật Trường đại học Dược Hà nội, 1961).

- Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO-OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57 - 82%, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14%, phlobaphen 0,03%, nhựa không tan 3%, tro 8,3%, tạp thực vật 10,4%.

- Chất màu đỏ có trong cây Huyết giác có khả năng tan trong acid, cồn và aceton nhưng không tan trong ête, benzen và chloroform.

Tác dụng - Công dụng của cây Huyết giác

Tác dụng theo y học hiện đại

Các nghiên cứu hóa học đã chỉ ra rằng cây Huyết giác chứa nhiều Saponin steroid khác nhau, với phổ hoạt tính sinh học rộng, bao gồm hoạt tính chống khối u, chống viêm, kháng nấm, hạ đường huyết và có khả năng điều trị các bệnh tim mạch. Ngoài ra, một số saponin steroid có thể ức chế đáng kể sự tăng sinh của tế bào ung thư, tùy thuộc vào cấu trúc aglycone, số lượng và cấu trúc của các đơn vị monosacarit trong chuỗi đường của chúng. Cây Huyết giác đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, bao gồm vết thương, bệnh bạch cầu, gãy xương, tiêu chảy, bệnh trĩ, loét đường ruột và dạ dày trong một thời gian dài.

Huyết giác cũng được nghiên cứu từ góc độ y học hiện đại với các tác dụng sau:

- Tác dụng chống đông máu: Thí nghiệm trên ống kính và dịch chiết huyết giác cho thấy có khả năng ức chế kết tập tiểu cầu do ADP gây nên, từ đó ngăn chặn sự hình thành huyết khối.

- Tác dụng kháng khuẩn: Chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcus aureus và một số loại nấm gây bệnh.

-Tác dụng khác:

+ Tiêm phúc mạc với dịch chiết huyết giác có thể nâng cao tỷ lệ súc vật sống sót trong điều kiện thiếu oxy và giảm áp suất.

+ Tiêm bắp dịch huyết giác có thể giảm hàm lượng glycopen trong gan và tăng lượng IgG và IgA trong máu trên thỏ.

+ Thí nghiệm trên hệ mạch tai thỏ cho thấy chiết cồn của huyết giác có tác dụng giãn mạch.

Tác dụng theo y học cổ truyền

+ Tính vị, tác dụng

Huyết giác là loại cây có vị chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, và sinh cơ hành khí.

+ Công dụng của cây huyết giác

Cây huyết giác có nhiều tác dụng trong điều trị bệnh. Hoa của cây này có thể ăn được, và loài cây này được sử dụng để chữa bệnh thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bế kinh, tê mỏi, đau lưng nhức xương, u hạch, và mụn nhọt. Ngoài ra, loài cây này còn được dùng để đắp bó chữa gãy xương. Liều dùng hàng ngày là 8-12g sắc uống, hoặc có thể dùng thuốc ngâm rượu uống.

Ở Trung Quốc, người ta sử dụng cả nhựa cây và lá để chữa đòn ngã tổn thương, trĩ sang xuất huyết, tâm phúc thống, ngũ tạng tà khí, háo suyễn, lỵ, tiểu tiện xuất huyết, thổ huyết, khái huyết, ngoại thương xuất huyết, và cam tích ở trẻ em.

+ Liều dùng

Ngày dùng từ 8g đến 12g, phối hợp trong các bài thuốc hoặc ngâm rượu xoa bóp hoặc uống.

Bài thuốc từ Huyết giác

+ Rượu xoa bóp

Sử dụng các thành phần bao gồm Huyết giác, Đại Hồi, Quế chi Địa Liền, Thiên niên kiện, mỗi vị 20g và Gỗ vang 40g. Các thành phần được tán nhỏ và cho vào chai cùng với 500ml rượu 30 độ, ngâm trong một tuần, sau đó lấy ra vắt kiệt và loại bỏ bã. Khi bị đau do đánh đập, té ngã, bầm ứ huyết, có thể sử dụng bông tẩm rượu thuốc để xoa bóp. Nhân dân có thể sử dụng rượu Huyết giác (2/10) để uống chữa đau mỗi khi phải làm việc nặng hoặc đi đường xa dẫn đến sưng chân, đặc biệt hiệu quả trong việc chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp).

+ Chữa vết thương ứ huyết, bầm tím

Dùng Huyết giác 10g, rễ cốt khí củ 10g, rễ cỏ xước 10g, rễ lá lốt 10g, bồ bồ 10g, dây đau xương 3g, cam thảo nam 8g, mã đề 6g. Sắc nước uống.

Kết hợp dùng huyết giác ngâm rượu với địa liền, thiên niên kiện, đại hồi, bột long não, quế chi để xoa bóp ngoài.

Dược liệu Huyết giác

+ Đau nhói vùng tim, căng thẳng ngực, đau vai và sống lưng bị trật do vận động nặng và chạy leo nhiều

Sử dụng Huyết giác, Ngưu Tất, Đương Quy, Sinh Địa và Mạch môn, mỗi vị 12g sắc uống. Nếu có triệu chứng sốt, hoặc tim to, có thể sử dụng Dành dành, Thiên môn, Địa cốt bì, và Huyền Sâm, mỗi vị 12g sắc uống.

+ Thuốc bổ máu

Huyết giác, Hà Thủ Ô, Hoài Sơn, Đỗ đen sao cháy, quả Tơ hồng, mỗi vị 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20g, Gạo nếp rang 10g. Tất cả các thành phần được tán bột trộn với mật để tạo thành viên. Ngày sử dụng từ 10-20g.

Lưu ý khi dùng Huyết giác 

+ Phụ nữ có thai không nên dùng.

+ Thận trọng khi dùng cho người đang có chứng xuất huyết, người đang trong thời kỳ kinh nguyệt, người bị chứng máu khó đông.

+ Thận trọng khi dùng Huyết Giác cho trẻ nhỏ, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng cho đối tượng này.

Tài liệu tham khảo

1. Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1 (Xuất bản năm 2021). Huyết giác trang 90 - 91, Từ điển Cây thuốc Việt Nam Tập 1.

2. Tác giả Hai-Yan Shen và cộng sự (Đăng tháng 04 năm 2014). Steroidal saponins from dragon's blood of Dracaena cambodiana, ScienceDirect.

 

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger