Khương Hoạt (Notopterygium incisum)

Phân loại khoa học

Giới (regnum)

Plantae (Thực vật)

Tracheophyta (Thực vật có mạch)

Angiospermae (Thực vật có hoa)

Eudicots (Thực vật hai lá mầm thật sự)

Bộ (ordo)

Apiales (Bộ Hoa tán)

Họ (familia)

Apiaceae (Họ Hoa tán)

Chi (genus)

Notopterygium

Loài (species)

N. incisum

Danh pháp hai phần (Tên khoa học)

Notopterygium incisum

Khương hoạt được biết đến khá phổ biến với công dụng hỗ trợ điều trị cảm sốt, đau nhức. Trong bài viết này, xin gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết về Khương hoạt.

Giới thiệu về cây Khương hoạt

Khương hoạt còn có tên gọi khác là Xuyên khương, Trúc tiết khương, có tên khoa học là Notopterygium incisum Ting ex Chang, thuộc họ Hoa tán (Apiaceae).

Vị thuốc Khương hoạt trong Dược điển có tên khoa học là Rhizoma et Radix Notopterygii.

Hình ảnh cây Khương hoạt

Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo, sống nhiều năm, cao 0,5-1m, có rễ củ to, dài, chia nhiều đốt sít nhau. Thân rỗng, không phân nhánh, có khía dọc, phía dưới có màu tím. Lá kép hai lần lông chim, mọc so le; lá chét hình mác, thuôn nhỏ về phía ngọn. Gốc tròn, đầu nhọn, mép khía răng, mặt trên tím nhạt, mặt dưới xanh lục nhạt; gốc cuống phát triển thành bẹ to ôm lấy thân.

Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành tán kép; hoa nhỏ, nhiều, có màu vàng. Quả bế đôi, hình thoi dẹt, mép có rìa mỏng, màu nâu đen. Toàn cây có mùi thơm đặc trưng. Mùa hoa quả vào tháng 7-8.

Thu hái và chế biến

Bộ phận dùng: Rễ và thân rễ.

Bào chế Khương hoạt: Thu hoạch vào mùa xuân, mùa thu, đào lấy rễ và thân rễ, bỏ những rễ con nhỏ và tạp, rửa sạch rồi phơi hoặc sấy khô, cũng có thể thái lát dày trước khi phơi, sấy khô.

Đặc điểm phân bố

Cây có ở Tứ Xuyên và một số nơi khác ở Trung Quốc. Hiện chưa có ở Việt Nam, nhập dược liệu từ Trung Quốc.

Khương hoạt và Độc hoạt

2 loài thảo dược này có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn như đều là cây thân thảo, có lá kép, đều chứa nhiều coumarin, đều có tác dụng giảm đau, chống viêm, trị bệnh phong hàn, thấp. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có một số điểm khác biệt như trong bảng dưới đây.

 

Khương hoạt

 Độc hoạt

Hình thái

Thấp hơn (0,5-1m), lá ngắn hơn, cụm hoa mọc ngọn thân

Rễ hình trụ, hơi cong queo, dài 4-13cm, đường kính 0,6-2,5cm. Khi khô, phần vỏ có màu nâu, trắng ngà ở phần gỗ. Thể chất xốp, nhẹ, có nhiều khoang rỗng, mùi thơm hắc, vị đắng

Cao hơn (1-2m), lá dài hơn, cụm hoa mọc ở nách lá và đầu cành

Rễ gần gốc to và thon nhỏ ở phía dưới, dài từ 10-30cm; chia thành 2-3 nhánh nhỏ. Thể chất chắc, nhẵn, mặt bẻ gãy có vỏ màu xám, bên trong màu xám đến nâu, mùi thơm rất đặc trưng

 Thành phần   hóa học

 Chứa nhiều tinh dầu

 Gần như không có tinh dầu

  Tác dụng, 

công dụng

Có thêm tác dụng hạ sốt, chống choáng

Thường dùng cho phong thấp từ lưng lên đầu

 Thường dùng cho phong thấp từ lưng     xuống chân.

 

 

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính của rễ và thân rễ của Khương hoạt là coumarin, tinh dầu và phenoloid, axit amin, axit hữu cơ, sesquiterpen, một hợp chất polyacetylene. Các thành phần hóa học thực vật khác được biết là có trong loại thảo mộc này như glycoside, alkaloid…

Coumarin

Coumarin là một trong những hợp chất chính trong loại thảo mộc này và chúng bao gồm notopterol, bergapten, imperatorin, isoimperatorin, cnidilin, pabulenol, v.v. mang lại cho cây đặc tính chống viêm và giảm đau. Năm 2008 đã phân lập được hai furocoumarin mới là 5-[(2E,5Z)−7-hydroxy-3,7-dimethyl-2,5-octadienoxy]psoralene và 5-[(2,5)-epoxy-3-hydroxy- 3,7-dimethyl-6-octenoxy] psoralene từ chiết xuất chloroform của thân rễ Khương hoạt.

Nghiên cứu đã phát hiện ra sự hiện diện của một furocoumarin dimeric, một chất gôm màu vàng gọi là notopterol-(18-O-200)-notopol từ dịch chiết chloroform của Khương hoạt. O-prenyl-umbelliferone cũng lần đầu tiên được phân lập từ hạt của Khương hoạt

Axit hữu cơ và hợp chất phenolic

Một số axit hữu cơ và hợp chất phenolic được phân lập từ Khương hoạt bao gồm axit ferulic, axit oleic, axit linoleic, p-hydroxyphenethyl anisate, demethylfuropinnarin, nodakenetin và phenethylferulate. Một hợp chất thơm, axit N-tetracosanoylanthranilic lần đầu tiên được phân lập từ hạt của Khương hoạt.

Tinh dầu

Dầu dễ bay hơi là một phần quan trọng của Khương hoạt. Các loại tinh dầu chính được xác định là Limonene, b-pinene và a-pinene.

Glycoside

Một số glycoside đã được báo cáo trong Khương hoạt, bao gồm một sterol glycoside, β-sitosterol glucoside và hai glycoside coumarin khác là bergaptol-O-β-D-glucopyranoside và 6'-O-trans-feruloylnodakenin.

Các thành phần khác

+ Sterol: Trong các nghiên cứu về các thành phần khác nhau có trong rễ và thân rễ của Khương hoạt, các sterol, β-sitosterol và pregnenolone đã được phát hiện. 

+ Axit béo: 3,4,5 axit trimethoxy-trans-cinnamic, axit p-methoxycinnamic, axit 4-acetoxy-3-methoxy-trans-cinnamic và axit p-hydroxy-trans-cinnamic được phân lập từ rễ và thân rễ. Axit pentacosanoic được phân lập từ hạt của Khương hoạt.

+ Polyacetylen: Falcarindiol, 9-epoxy-falcarindiol, 8-acetoxyfalcarinol, crithmumdiol, 9Z-heptadecene- 4,6-diyne-1-ol, (2Z,9Z)-heptadecadiene-4,6- diyne-1-ol, falcarinol (panaxynol) và 4,5-Dihydropanaxynol là những polyacetylen đã biết có trong Khương hoạt. Trong một cuộc tìm kiếm, các hợp chất lai polyyne mới của falcarindiol đã được phân lập và xác định là notoether A, B, C, D, E, F, G, H.

+ Alkaloid: Đã xác định được 3 alkaloid mới có trong hạt của Khương hoạt. Các hợp chất này là N-eicosanoyltyramine, axit hexacosanoylanthranilic và axit N-octacosanoylanthranilic. Các alkaloid khác được phân lập là N-(1′-D-deoxyxylitolyl)−6,7-dimetyl-1,4-dihydro-2,3-quinoxalinedione và axit 4-quinolone-2-carboxilic.

+ Amino axit: Axit aspartic, leucine và axit γ-aminobutyric lần đầu tiên được xác định và phân lập từ chiết xuất etanolic của Khương hoạt.

Vị thuốc Khương hoạt

Tác dụng - Công dụng của Khương hoạt

Tác dụng dược lý

+ Giảm đau và chống viêm

Tác dụng giảm đau của Khương hoạt đã được đánh giá thông qua thử nghiệm quằn quại bằng acid acetic trên chuột, cho thấy chiết xuất methanol đường uống có khả năng ức chế sự quằn quại ở tỷ lệ 87%. Notopterol đã được xác định là thành phần chính chịu trách nhiệm cho tác dụng này.

Dịch chiết n-hexan cho tác dụng ức chế tốt nhất chống lại 5-LOX và COX. Trong đó, phenethylferat, falcarindiol và (-)-bornyl lên men đã được phân lập và gây ra tác dụng chống viêm này.

+ Chống oxy hóa

Chiết xuất metanol từ Khương hoạt có tác dụng chống oxy hóa phụ thuộc vào liều lượng và lớn hơn khi so sánh với chiết xuất N. forbesii. Quá trình tiền xử lý cận mãn tính với các chất chiết xuất có thể dẫn đến sự gia tăng hàm lượng chất chống oxy hóa trong tế bào gan được sử dụng để xác định hàm lượng của các sản phẩm bậc hai và bậc ba của quá trình peroxy hóa lipid, kích hoạt các hệ thống nhặt rác gốc tự do và hoặc ngăn chặn gốc tự do được tạo ra. Tác dụng chống oxy hóa cũng được chỉ ra trong một nghiên cứu khác là lý do ức chế chuyển hóa thuốc của chiết xuất Khương hoạt vì người ta quan sát thấy rằng nó kéo dài quá trình thôi miên do Phenobarbital gây ra ở gan.

+ Tác dụng chống rối loạn nhịp tim

khương hoạt đã được nghiên cứu trên mô tim chuột, sau khi gây loạn nhịp tim với aconitine, chiết xuất của nó có tác dụng rút ngắn thời gian rối loạn nhịp tim.

+ Các tác dụng khác

Chống virus: Khương hoạt đã được báo cáo là có hoạt tính kháng virus được chứng minh trên chuột nhiễm virus cúm A/FM/1/47, giúp chúng kéo dài tuổi thọ và tránh khỏi tử vong. 

Điều hòa miễn dịch: Chiết xuất rễ có tác dụng ức chế sự biểu hiện của các tế bào ondendritic phức hợp tương hợp mô chính II và cũng có ít độc tính tế bào hơn. Falcarindiol được xác định là chịu trách nhiệm cho hoạt động này.

Vị thuốc Khương hoạt

Công dụng theo y học cổ truyền

Theo Y Học Cổ Truyền dược liệu này được biết là có tính ôn, vị đắng, cay, và có mùi thơm. Vị thuốc khương hoạt có tính ấm và tác dụng lên các kinh can, thận và bàng quang.

Công dụng của khương hoạt dược liệu là tán hàn giải biểu, khu phong, trừ thấp, giảm đau, dẫn khí đi vào kinh Thái dương và mạch Đốc, thông kinh hoạt lạc ở chi trên và lưng.

Trong đông y, Khương hoạt được dùng trong chữa nhức đầu, cảm mạo, phong hàn, sốt không ra mồ hôi, gân xương đau nhức đau cổ, buồn ngủ, đau đầu vùng chẩm. Một số tác dụng khác bao gồm thanh nhiệt, tán hàn, bồi bổ khí huyết và sử dụng nó như một loại thuốc tẩy giun. Liều hàng ngày 4-8g dưới dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.

Liều dùng theo Dược điển Việt Nam 5 tập 2 của Khương hoạt là có thể dùng 3g - 9g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hay hoàn tán, có thể phối hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc.

Kiêng kỵ: Không nên sử dụng Khương hoạt cho người mắc chứng thực nhiệt, hư nhiệt.

Các bài thuốc từ cây Khương hoạt

Bài thuốc: Khương hoạt thắng thấp thang

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Độc hoạt mỗi vị 3g, Cảo Bản, Phòng phong, Cam thảo (chích), Xuyên khung mỗi vị 1,5g, Mạn kinh tử 0,9g.

+ Cách làm: Sắc với 500ml nước tới khi còn 250ml, chắt lấy nước uống nóng trước khi ăn.

+ Công dụng: Chữa đau vai lưng, cổ cứng, đau hông dữ dội

Bài thuốc: Cửu vị Khương hoạt thang

+ Nguyên liệu: Khương hoạt 6g, Phòng phong, Xuyên khung mỗi vị 4,5g, Tế tân, Cam thảo mỗi vị 1g, Thương truật (ngâm nước gạo), Bạch chỉ, Hoàng Cầm, Sinh địa mỗi vị 3g.

+ Cách làm: Nghiền thành bột, sắc uống.

+ Công dụng: Chữa cảm sốt, đau đầu không ra mồ hôi, cột sống cứng, khó cử động, mạch phù, gấp.

Chữa trúng phong

+ Nguyên liệu: Khương hoạt 6g; Trúc lịch, Phòng phong, Táo nhân, Thiên ma mỗi vị 10g; Nhục quế, Cam thảo, Phụ tử chế mỗi vị 3g; nước gừng, bột sừng Linh dương mỗi vị 5g.

+ Cách làm: Sắc nước uống.

Trị đau đầu do hàn: 

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Thăng ma, Cam thảo, Ma hoàng, Thương truật, Phòng phong mỗi vị 6g; Bạch chỉ, Phụ tử chế 4g.

+ Cách làm: Sắc nước uống, ngày uống 3 lần.

Chữa liệt nửa người

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Hương phụ (chế giấm), Đương quy mỗi vị 12g, Độc hoạt, ngũ gia bì, Uy linh tiên, Chỉ Xác, nhũ hương, Ô Dược, Phòng phong mỗi vị 9g, Xuyên sơn giáp, Cam thảo mỗi vị 6g.

+ Cách làm: Sắc uống.

+ Công dụng: Chữa bán thân bất toại, nói không rõ, đi lại khó, tay cầm không vững

Chữa trúng phong, cứng lưỡi

+ Nguyên liệu: Khương hoạt 6g, Phòng phong, Táo nhân, Thiên ma, Trúc lịch mỗi vị 10g, phụ tử chế (sắc trước), nhục quế, Cam thảo mỗi vị 3g, bột linh dương giác, nước Gừng mỗi vị 5g.

+ Cách làm: Sắc uống.

Chữa phụ nữ có thai bị phù thũng

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, lá bạc tử.

+ Cách làm: Sao thơm, tán nhỏ, mỗi lần dùng 6-8g, ngày đầu tiên uống 1 lần, ngày thứ 2 uống 2 lần, ngày thứ 3 uống 3 lần. Dùng rượu nóng để chiêu thuốc, không uống được rượu thì dùng nước sôi để nguội.

Chữa rụng tóc, tóc bạc sớm

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Thiên ma, Đương quy, Xuyên khung mỗi vị 10g, Bạch Thược, Mộc qua mỗi vị 15g, Thỏ ty tử 3g.

+ Cách làm: Sắc uống.

Chữa teo lợi, răng đau khi gặp gió

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Độc hoạt mỗi vị 6g, Phòng phong, Kinh Giới, Xuyên khung, Sinh địa mỗi vị 10g, Tế tân 3g.

+ Cách làm: Sắc uống hoặc ngâm rượu uống.

Chữa viêm khớp dạng thấp, có sốt

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong mỗi vị 12g, Đan sâm, Cẩu Tích, Tang chi, Thạch cao mỗi vị 20g, Tế tân 5g, Quế chi, Đương quy mỗi vị 10g, Bạch giới tử 8g, Xuyên sơn giáp 6g, Lộ phòng phong 15g.

+ Cách làm: Sắc uống.

Chữa mày đay

+ Nguyên liệu: Khương hoạt, Tô tử mỗi vị 15g, Thương Nhĩ tử, Cảo bản, Bạch chỉ, Thỏ ty tử mỗi vị 21g, Mộc qua, Uy linh tiên, Bạch Truật mỗi vị 25g, Thương truật, pháp Bán hạ, Độc hoạt, Hồng Hoa mỗi vị 12g, Sinh khương, Nhục quế mỗi vị 6g.

+ Cách làm: Sắc uống.

Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc khương hoạt

+ Không sử dụng đối với người huyết hư không có phong hàn thực tà.

+ Độc tính: nếu sử dụng khương hoạt quá liều gây chóng mặt, buồn nôn.

+ Khương hoạt có tác dụng gần giống với Độc hoạt trong điều trị phong thấp. Tuy nhiên Độc hoạt tác dụng tốt với phong hàn thấp tà ở phần dưới cơ thể còn khương hoạt tác dụng ở phần dưới, nên có thể kết hợp cả 2 dược liệu trong chữa trị.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả John Teye Azietaku và cộng sự (Ngày đăng 21 tháng 3 năm 2017). A review of the ethnopharmacology, phytochemistry and pharmacology of Notopterygium incisum, PubMed.

2. Tác giả Đỗ Huy Bích (Xuất bản năm 2006). Khương hoạt trang 99-101, Cây Thuốc Và Động Vật Làm Thuốc Việt Nam Tập 2.

3. Dược Điển Việt Nam 5 tập 2 (Xuất bản năm 2017). Khương hoạt (Thân rễ và rễ), trang 1218 - 1219, Dược điển Việt Nam 5 tập 2.

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger