Viêm xoang bướm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và các phương pháp điều trị
Viêm xoang bướm là bệnh lý được đánh giá là nguy hiểm hơn những vị trí xoang khác do bởi nó nằm sâu trong hốc mũi gần sọ não và mắt, đồng thời rất dễ biến chứng nặng và khó loại bỏ.
Xoang bướm là gì?
Xoang bướm là các xoang cạnh mũi nằm trong xương sọ và xương mặt, rỗng, chứa đầy không khí. Xoang bướm có nhiều chức năng khác nhau, bao gồm:
- Làm ẩm và sưởi ấm không khí hít vào
- Tăng độ vang của lời nói
- Đóng vai trò như một vùng co giãn để bảo vệ các cấu trúc quan trọng trong trường hợp chấn thương vùng mặt.
Xoang bướm là các xoang cạnh mũi, nằm trong xương sọ và xương mặt, rỗng và chứa đầy không khí.
Các bộ xoang hai bên hốc mũi bao gồm xoang hàm, sàng, trán và bướm.
Một xoang lớn có thể biểu hiện một số đường gờ và chỗ lõm liên quan đến các cấu trúc liền kề. Chúng có thể bao gồm tuyến yên, dây thần kinh thị giác và động mạch cảnh trong.
Viêm xoang bướm là gì?
Viêm xoang bướm là một nhóm các bệnh lý được đặc trưng bởi tình trạng viêm niêm mạc ở một hoặc cả hai xoang bướm. Bệnh này còn được gọi là viêm xoang bướm đơn độc (ISS).
Theo quy định, những thay đổi như vậy trong xoang bướm thường được kết hợp với một bệnh lý mũi khác. Từ tất cả các bệnh lý xoang cạnh mũi, viêm xoang bướm đơn độc xảy ra ở 1-3% trong tất cả các trường hợp viêm.
Nguyên nhân viêm xoang bướm
Viêm xoang bướm cấp tính thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như Haemophilus influenza và Streptococcus pneumonia (viêm họng liên cầu khuẩn). Những loại nhiễm trùng này thường phát triển do tình trạng xoang trước đó, bắt đầu từ việc nhiễm virus, chẳng hạn như cảm lạnh thông thường hoặc cúm.
Viêm xoang bướm cũng có thể được kích hoạt bởi các chất gây dị ứng hoặc nhiễm nấm phát triển thành nhiễm trùng xoang, lan vào các khoang xương bướm.
Nếu không được điều trị, các mô bị kích thích trong xoang có thể là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.
Triệu chứng viêm xoang bướm
Các dấu hiệu viêm xoang bướm rất đa dạng, tương tự như các triệu chứng của nhiễm trùng xoang điển hình. Tuy nhiên, các triệu chứng được báo cáo thường gặp của bệnh nhân viêm xoang bướm đó là.
Đau đầu
Bệnh viêm xoang bướm thường biểu hiện với những cơn đau đầu không điển hình có cường độ và vị trí khác nhau. Đặc biệt, người bệnh không đáp ứng với thuốc giảm đau và đau trầm trọng hơn khi cử động đầu.
Đau đầu có thể nằm ở vùng đỉnh, trán, thái dương, quanh hốc mắt và vùng chẩm. Phổ biến nhất là đau đầu ở vùng sau ổ mắt và vùng chẩm chiếm 72%.
Viêm xoang bướm gây đau đầu âm ỉ hoặc đau từng cơn ở vùng đỉnh đầu hoặc thái dương
Những vị trí khác nhau này là do sự chi phối cảm giác của xoang bướm, được chi phối bởi dây thần kinh sinh ba và các sợi hướng tâm từ hạch sphenopalatine.
Rối loạn thị giác
Các rối loạn thị giác tại chỗ như nhìn đôi, mất thị lực một bên tiến triển và giảm thị trường ở bên tổn thương. Các triệu chứng nhãn khoa chiếm khoảng 21% bệnh nhân bị viêm xoang bướm đơn độc.
Viêm mũi
Các biểu hiện về mũi của bệnh bao gồm chảy nước mũi sau và chảy máu mũi.
Đau tai
Đau tai, buồn ngủ đến các triệu chứng giống viêm màng não cũng có thể xuất hiện. Tuy vậy, viêm xoang bướm có thể hoàn toàn không có triệu chứng cho đến khi xuất hiện các biến chứng.
Biến chứng viêm xoang bướm
Đối với nền sọ, cấu trúc xoang bướm nằm ở trung tâm, ở ngã ba của hố sọ trước và giữa, được bao quanh bởi các cấu trúc mạch máu và thần kinh quan trọng.
Mặc dù tương đối hiếm, các biến chứng của tình trạng viêm và nhiễm trùng từ viêm xoang bướm là kết quả của sự lan rộng trực tiếp của bệnh sang các mô xung quanh. Hoặc là kết quả của viêm tắc tĩnh mạch lan truyền qua các tĩnh mạch không có van, nối các xoang cạnh mũi với hốc mắt, xoang hang và khoang nội sọ.
Biến chứng mắt và xoang hang
Sự lan rộng của tình trạng viêm và/hoặc nhiễm trùng từ xoang bướm đến hốc mắt và xoang hang gây ra 5 biến chứng bao gồm:
- Viêm mô tế bào hốc mắt;
- Áp xe dưới màng cứng;
- Áp xe hốc mắt;
- Huyết khối xoang hang.
Trong huyết khối xoang hang, chứng phình động mạch nhiễm trùng chỉ chiếm khoảng 2-5% của tất cả các chứng phình động mạch nội sọ. Chứng phình động mạch nội sọ cũng có thể do nhiễm nấm, gây ra chứng phình động mạch “mycotic” hoặc nấm thực sự, mặc dù tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn.
Biến chứng nội sọ
Các biến chứng nội sọ và mạch máu của viêm xoang bướm rất ít gặp, chiếm dưới 1% các trường hợp, nhưng có tỷ lệ mắc bệnh cao.
Theo Phân loại quốc tế về bệnh tật, các biến chứng nội sọ bao gồm:
- Áp xe ngoài màng cứng;
- Áp xe não;
- Viêm màng não;
- Viêm tắc xoang hang, viêm tắc xoang tĩnh mạch nội sọ khác hoặc viêm tủy xương.
Phần lớn các biến chứng nội sọ có thể hồi phục hoàn toàn nếu được điều trị hiệu quả. Tuy vậy, nguy cơ tử vong vẫn có thể xảy ra ở các trường hợp biến chứng nội sọ do viêm xoang mũi do vi khuẩn.
Biến chứng ở tai mũi họng
Khi vùng xoang bị viêm làm dịch viêm tràn xuống cổ họng rồi lan sang tai. Lúc này, người bệnh sẽ gặp phải biến chứng như viêm tai giữa, nặng có thể thủng màng nhĩ (bị điếc).
Ung thư xoang
Tình trạng viêm xoang kéo dài sẽ làm cấu tạo xoang có nguy cơ bị phá hủy. Và sản sinh ra tế bào ung thư bất thường. Ung thư xoang bướm là loại ung thư nguy hiểm nhất và dễ gây tử vong.
Cách điều trị viêm xoang bướm
Các phương pháp điều trị viêm xoang bướm bao gồm:
Dùng thuốc Tây y
- Thuốc kháng histamin được dùng trong trường hợp người bệnh mắc viêm xoang do dị ứng thời tiết hoặc người có cơ địa dị ứng
- Các thuốc kháng viêm toàn thân dùng kết hợp với thuốc kháng histamin để giảm tiết dịch.
- Thuốc kháng sinh dùng khi viêm lan xuống mũi hoặc cổ họng.
- Các loại thuốc xịt giúp co mạch máu mũi và giảm tình trạng nghẹt mũi do viêm xoang gây ra.
Phẫu thuật
Có một số cách tiếp cận để điều trị viêm xoang bướm. Phổ biến nhất trong số đó là các phương pháp nội soi qua mũi, nội soi qua vách ngăn và nội soi qua xoang sàng.
Là phương pháp điều trị khi:
- Bệnh nhân viêm mạn tính điều trị bằng thuốc nhiều lần không khỏi
- Viêm mũi xoang kèm theo polyp mũi
- Viêm mũi xoang nguyên nhân do nấm, dị vật hoặc có khối u xuất hiện
- Viêm mũi xoang tái phát nhiều lần trong một năm
- Bệnh nhân viêm mũi xoang cấp tính có biến chứng
- Cấu trúc xoang mũi bất thường: lệch vách ngăn mũi, lỗ thông xoang nhỏ, polyp mũi,…
Phẫu thuật chữa viêm xoang bướm
Điều trị bằng phương pháp Đông Y
Phương pháp sử dụng thuốc Đông Y trị viêm xoang mũi thường chú trọng việc cân bằng âm và dương. Nhờ đó, các bài thuốc không chỉ cải thiện và khắc phục các triệu chứng bệnh mà còn tăng cường sức khỏe của gan thận, tẩm bổ từ bên trong cơ thể, nhờ đó ngăn ngừa sự tái phát bệnh.
Các phương pháp điều trị bao gồm:
Đông Y có thể được sử dụng kết hợp với Tây Y để trị bênh viêm xoang.
Viêm xoang cấp tính do thể nhiệt thực chứng:
Bệnh nhân khi bị viêm xoang cấp tính có thể có các triệu chứng như:
- Ngạt mũi và chảy nước mũi vàng đục, có mủ.
- Vùng xoang trán và xoang hàm đau.
- Một số triệu chứng toàn thân như sợ lạnh, thân nhiệt cao, mạch phù sác,...
Ở trường hợp này, việc chữa viêm xoang bằng Đông Y tập trung vào giải độc. Đặc biệt, nếu bệnh nhân có hiện tượng đau đầu và sợ lạnh thì cần bổ sung thêm vị thuốc phát tán phong nhiệt.
Bài thuốc này bao gồm các thành phần: Tân di, hoàng cầm, sơn chi, thạch cao, tri mẫu, bách hợp, mạch môn, thăng ma và cam thảo.
Điều trị viêm xoang bằng đông y mang lại hiệu quả và an toàn, tiết kiệm chi phí
Viêm xoang mãn tính do thể nhiệt hư chứng:
Khi bị viêm xoang mũi mãn tính, tình trạng bệnh thường kéo dài, triệu chứng bệnh không quá nặng nề nhưng thường xuyên xảy ra, bao gồm:
- Đau ở xoang trán và xoang hàm khi ấn vào.
- Nước mũi có mủ và mùi hôi.
- Giảm hoạt động của khứu giác, thường xuyên đau nhức đầu.
Các bài thuốc Đông Y trị viêm xoang mũi mãn tính thường tập trung vào dưỡng âm - nhuận táo và giải độc thanh nhiệt cho bệnh nhân. Hầu hết đều sử dụng Đối pháp lập phương, tuy nhiên, tùy theo tình trạng mà có các vị thuốc và hàm lượng khác nhau.
được đảm bảo vô cùng an toàn và hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực đến những hệ cơ quan khác trong cơ thể.
Phương pháp bấm huyệt chữa viêm xoang
Bấm huyệt sẽ kích thích huyệt đạo, thông kinh lạc, giúp giảm đau, giảm viêm, tiêu sưng, ứ trệ, tăng cường lưu thông khí huyết. Các huyệt vị quan trọng cần tác động là:
- Huyệt hợp cốc: Nằm ở giữa ngón trỏ và ngón cái trên bàn tay.
- Huyệt bách hội: Ở trên đỉnh đầu.
- Huyệt thượng tinh: Nằm ở giữa đường chân tóc trước trán.
- Ấn đường: Nằm ở giữa hai chân mày.
- Nghinh hương: Nằm ở vị trí khóe ngoài mũi.
Phương pháp bấm huyệt chữa viêm xoang
Phương pháp châm cứu chữa viêm xoang
Ngoài dùng thuốc Đông y chữa viêm xoang, châm cứu là phương pháp không dùng thuốc hiệu quả được nhiều khách hàng tin tưởng. Châm cứu dùng cây kim mảnh châm vào các huyệt đạo liên quan đến xoang để thông kinh lạc, ứ trệ, tăng cường lưu thông khí huyết. Thường thì người bệnh được châm cứu theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra, bao gồm:
- Can đởm uất nhiệt: Bụng trướng, rêu lưỡi vàng, kén ăn, đắng miệng. Huyệt vị cần châm là thượng tinh, ấn đường, phong trì, thái xung, chiếu hải.
- Thể phong nhiệt xâm nhập Phế: Sốt nhẹ hoặc sốt rét, sợ gió, họng sưng, dịch mũi có màu vàng. Huyệt vị cần châm là phong môn, liệt khuyết, ấn đường, hợp cốc, phong trì, nghinh hương.
- Thể phong hàn thấp phạm Phế: Tà khi do cảm mạo, hen suyễn gây nên, do đó triệu chứng bệnh cảm như sợ gió lạnh, gai rét, chảy mũi trong, tắc nghẹt mũi, rêu lưỡi trắng dầy. Các huyệt vị cần châm là nghinh hương, ấn đường, phong trì, ngư tế, kinh cự, thái uyên.
Áp dụng mẹo dân gian tại nhà
Phương pháp này chỉ nên áp dụng khi bệnh còn nhẹ, chưa có quá nhiều biểu hiện hay triệu chứng nghiêm trọng. Một số mẹo dân gian người bệnh có thể áp dụng tại nhà đó là:
- Xông mũi: Nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà vào bát nước nóng, sau đó chùm chăn kín đầu, để bát gần mũi và xông hơi khoảng 15 phút. Thực hiện như vậy mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Nhỏ mũi bằng nước muối: Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi rồi sau đó xì nhẹ để làm sạch mũi. Thực hiện mỗi bên 2 lần thường xuyên sẽ giúp bệnh thuyên giảm.
- Tắm nước ấm: Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen cũng là một cách hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Nhiệt độ ấm sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, thông thoáng hốc xoang và giúp người bệnh thư giãn.
- Gừng và hành: Giã nhuyễn hai củ hành và một củ gừng để lấy phần nước cốt. Sau đó thoa lên mũi trong vòng 30 phút rồi rửa bằng nước muối sinh lý loãng. Thực hiện 2 lần mỗi ngày, đều đặn trong 2 tuần liên tục để thấy được hiệu quả.
- Giấm táo: Thành phần kali có trong giấm táo sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tạo chất nhầy, dịch mủ. Pha nước và giấm táo theo tỉ lệ 1:1 rồi đun nóng và tiến hành xông mũi xoang.
Viêm xoang bướm rất nguy hiểm nên khi nhận thấy các triệu chứng điển hình của bệnh đã được chia sẻ trong nội dung này, người bệnh hãy đi khám để được điều trị đúng cách, kịp thời.
Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn