Bài thuốc Đông y điều trị liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên y học cổ truyền mô tả trong chứng khẩu nhãn oa tà. Bệnh do nhiều nguyên nhân như do nhiễm lạnh (trúng phong hàn), do nhiễm khuẩn (trúng phong nhiệt ở kinh lạc), do ứ huyết (sang chấn sau mổ hay ngã, thương tích...)

Liệt dây thần kinh số 7 là bệnh gì?

Liệt dây thần kinh số 7 là một bệnh lý thần kinh liên quan đến dây thần kinh số 7 (hay còn gọi là dây thần kinh khuỷu), là một trong những dây thần kinh chịu trách nhiệm cho việc điều khiển các cơ mặt và mắt.

Liệt dây thần kinh số 7 sẽ gây ra sự suy yếu hoặc liệt, mất khả năng vận động đột ngột của các cơ bám da mặt. Đa số các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đều do lạnh, ứ huyết.

Việc điều trị chữa liệt dây thần kinh thường kết hợp nhiều phương pháp như chăm sóc tại nhà, châm cứu, điện châm, xoa bóp,... và một số bài thuốc đông y. Dưới đây sẽ là bài viết chi tiết về một số bài thuốc chữa liệt cũng như các phương pháp kết hợp.

Bài thuốc chữa liệt dây thần kinh số 7

Liệt dây thần kinh do lạnh

Y học cổ truyền gọi trúng phong hàn ở kinh lạc.

+ Triệu chứng: sau khi gặp mưa, gió lạnh, người bệnh tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù.

+ Phương pháp chữa: khu phong tán hàn, hoạt lạc (hoạt huyết, hành khí).

+ Dùng bài thuốc:

- Bài 1: Ké đầu ngựa 12g, Tang ký sinh 12g, Quế chi 0,8g, Bạch chỉ 0,8g, Kê huyết đằng 12g, Ngưu tất 12g, Uất kim 0,8g, Trần bì 0,8g, Hương phụ 0,8g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Bài 2 (Đại tần giao thang): Khương hoạt 8g, Độc hoạt 8g, Tần giao 8g, Bạch chỉ 8g, Ngưu tất 12g, Đương quy 8g, Thục địa 12g, Bạch thược 0,8g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Phục linh 8g, Cam thảo 6g, Bạch truật 12g, Hoàng cầm 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc day ấn các huyệt: ế phong, dương bạch, toản trúc, tình minh, ty trúc không, đồng tử liêu, thừa khấp, nghinh hương, giáp xa, địa thương, nhân trung, thừa tương; toàn thân thêm huyệt hợp cốc, phong trì.

Bài thuốc điều trị liệt dây thần kinh số 7 do lạnh

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do nhiễm khuẩn

Y học cổ truyền gọi trúng phong nhiệt ở kinh lạc.

+ Triệu chứng: người bệnh mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước trào ra, không huýt sáo được, toàn thân sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi dầy, trắng, mạch phù sác. Sau khi hết sốt, bệnh nhân chỉ còn tình trạng liệt dây VII ngoại biên.

+ Phương pháp chữa: Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (khi có sốt), khu phong, bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt).

+ Dùng bài thuốc: Kim ngân hoa 16g, Cồ công anh 16g, Thổ phục linh 12g, Ké đầu ngựa 12g, Xuyên khung 12g, Đan sâm 12g, Ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc day bấm các huyệt như bài trên; toàn thân thêm huyệt khúc trì, nội đình.

Liệt dây thần kinh VII ngoại biên do sang chấn

Y học cổ truyền gọi ứ huyết ở kinh lạc.

+ Triệu chứng: gồm các triệu chứng liệt dây thần kinh VII như đã trình bày ở phần trên. Nguyên nhân do sang chấn như sau ngã, bị thương tích, sau mổ vùng hàm mặt, xương chũm...

+ Phương pháp chữa: hoạt huyết, hành khí.

+ Dùng bài thuốc: Đan sâm 12g, Xuyên khung 12g, Ngưu tất 12g, Tô mộc 8g, Uất kim 8g, Chỉ xác 6g, Trần bì 6g, Hương phụ 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Kết hợp châm cứu hoặc xoa bóp các huyệt như bài trên, toàn thân thêm huyệt huyết hải, túc tam lý.

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng đông y được nhiều bệnh nhân lựa chọn

Một số vị thuốc được sử dụng để điều trị liệt dây thần kinh số 7

Một số loại thảo dược trong Đông y được sử dụng để điều trị liệt dây thần kinh số 7 bao gồm:

• Hoàng kỳ: Có tác dụng hỗ trợ điều trị tê liệt, giảm đau và cải thiện lưu thông máu.

• Bạch truật: Có tác dụng chống viêm và giảm đau, giúp cải thiện chứng tê liệt.

• Sài đắng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau, giúp giảm các triệu chứng của bệnh.

• Cây nho: Có tác dụng giảm viêm và cải thiện tuần hoàn máu, giúp hỗ trợ phục hồi tế bào thần kinh.

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh những bài thuốc trên, bạn có thể kết hợp một số phương pháp tại nhà để chữa trị liệt dây thần kinh số 7 như:

- Bảo vệ mắt khi bạn không thể nhắm: Bạn nên sử dụng nước mắt nhân tạo vào ban ngày và vào ban đêm bạn nên dùng thuốc mỡ tra mắt để giữ ẩm cho mắt. Bên cạnh đó, hãy đeo kính râm bảo vệ vào ban ngày hay dùng miếng che mắt ban đêm cũng giúp bảo vệ mắt, tránh trầy xước giác mạc và tránh bị khô mắt. 

- Kết hợp thực hiện các bài vật lý trị liệu cho người bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Các bác sĩ sẽ trực tiếp hướng dẫn bạn các bài tập cơ bám da mặt, xoa bóp để thư giãn và kích thích sự vận động các nhóm cơ mặt, ngăn ngừa biến chứng co thắt.

- Có thể bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen, paracetamol, aspirin khi có triệu chứng kèm theo. 

- Sử dụng khăn ấm để chườm lên mặt giúp giảm đau.

Lưu ý khi uống thuốc liệt dây thần kinh số 7

- Kiêng ăn: Kiêng ăn thịt bò, kiêng ăn đồ nếp, kiêng ăn cá mè kiêng tất cả các đồ ăn nước uống lạnh. Ví dụ nước đá, kem, sửa chua lạnh. Không nên dùng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê. Trong lúc uống thuốc tránh ăn giá đỗ, rau muống để tránh làm giã thuốc.

- Kiêng tắm nước lạnh: Tuyệt đối không được tắm nước lạnh không rửa mặt bằng nước lạnh, tất cả dùng bằng nước ấm. Sau khi tắm rửa xong phải lau mặt khô nhanh.

- Kiêng khác: Khi đi ra ngoài cần bịt khẩu trang, đeo kính mắt. bởi vì mắt không nhắm kín dễ bị bụi bẩn vào mắt dẫn đến viêm giác mạc, kết mạc. Nên rửa bằng nước muối sinh lý hàng ngày để bảo vệ mắt.

Phòng ngừa liệt dây thần kinh số 7 tái phát

  • Duy trì thói quen vận động vừa sức, tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, chống sự co cứng cơ mặt và tránh ăn đồ cay nóng, sống lạnh.
  • Vào mùa nóng, khi đi ngủ, không nên bật quạt đứng một chỗ hay để gió thổi trực tiếp vào mặt hoặc sau gáy.
  • Khi thức dậy nên ngồi lại trong chăn vài phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ, nhiệt độ của điều hòa cần điều chỉnh cho phù hợp, không nên để nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ ngoài trời.
  • Nếu phải di chuyển xa bằng tàu xe, hãy đóng kín cửa xe và đeo khẩu trang để tránh gió mạnh tạt vào mặt.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như: Cảm cúm, bệnh về tai mũi họng.
  • Đặc biệt, khi có các dấu hiệu đau, tê giảm cảm giác một nửa bên mặt, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

1. Đại học Y Hà Nội, Bệnh học nội khoa Y học cổ truyền, nhà xuất bản Y học, 2012.

2. Đại học Y Hà Nội, Bệnh học nội khoa tập 2, nhà xuất bản Y học, 2012.

3. Bệnh viện Bạch Mai, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh nội khoa, nhà xuất bản Y học, 2011.

4. Tạp chí đông y

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger