Các phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay và cách làm hạ huyết áp đơn giản tại nhà

Tăng huyết áp có triệu chứng không rõ ràng và diễn tiến âm thầm nên đa số người bệnh chủ quan. Nếu không phát hiện và điều trị tăng huyết áp kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, tử vong.

Tăng huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu các phương pháp điều trị tăng huyết áp hiện nay, chúng ta cùng sơ lược tăng huyết áp là gì. Nói một cách dễ hiểu thì tăng huyết áp hay cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp đo được cao hơn chỉ số huyết áp trung bình. Cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo bảng phân độ tăng huyết áp dưới đây.

Cao huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ (≥ 130 mmHg) hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ (≥ 80 mmHg), hoặc cả hai.

Định nghĩa phân độ tăng huyết áp theo mức huyết áp đo tại phòng khám
Hiện nay, tăng huyết áp là bệnh lý mãn tính về tim mạch có xu hướng ngày càng tăng với tỷ lệ người mắc ngày càng cao. Triệu chứng bệnh không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, thậm chí, nhiều người còn không biết mình bị tăng huyết áp cho đến khi đi đo hoặc khi kiểm tra sức khỏe tổng quát.

Phân loại cao huyết áp

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, tăng huyết áp được phân loại cụ thể như sau:

  • Tiền tăng huyết áp: số đo huyết áp 130/85 mmHg hoặc cao hơn nữa;
  • Tăng huyết áp độ 1: số đo huyết áp 140/90 – 159/99 mmHg.
  • Tăng huyết áp độ 2: số đo huyết áp 160/100 mmHg hoặc cao hơn nữa;
  • Cao huyết áp cấp cứu (một tình trạng đe dọa đến tính mạng): số đo huyết áp 180/110mmHg hoặc cao hơn nữa.

Phương pháp điều trị tăng huyết áp

Để huyết áp thì người bệnh cần được theo dõi huyết áp thường xuyên. Quá trình điều trị phải tuân thủ các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cao nhất, đưa huyết áp về dưới 140/90 mmHg. Từ đó, phòng tránh được những nguy cơ cho sức khỏe tim mạch.

Dùng thuốc huyết áp

Đây chính là phương pháp điều trị tăng huyết áp phổ biến nhất hiện nay. Sau khi thăm khám và xác định tình trạng, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc, có thể là nhiều loại thuốc điều trị khác nhau cho đến khi chọn được loại thuốc phù hợp nhất.

  • Thuốc ức chế Beta: Công dụng chính của thuốc này là làm giãn động mạch và giảm nhịp tim, qua đó, giảm áp lực máu bơm qua động mạch ở mỗi nhịp tim. Đồng thời, thuốc cũng ức chế một số nội tiết tố có nguy cơ làm tăng huyết áp.
  • Thuốc lợi niệu: Thuốc có tác dụng gia tăng sự đào thải muối và dịch dư qua đường tiểu, nhờ đó, giảm được lượng muối và dịch dư trong máu để kiểm soát tốt huyết áp.
  • Thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể Angiotensin: Khi sử dụng thuốc này, quá trình sản sinh Angiotensin trong cơ thể bị ức chế, giúp mạch máu được giãn ra và máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Thuốc chẹn canxi: Thuốc điều trị tăng huyết áp này sẽ ngăn chặn một số gốc canxi thâm nhập vào cơ tim và làm giảm huyết áp.
  • Thuốc chặn Alpha-2: Thuốc có tác dụng làm thay đổi xung thần kinh gây co mạch máu, giúp mạch máu giãn và đưa huyết áp về mức trung bình.

Điều trị tăng huyết áp bằng nhiều loại thuốc Tây y khác nhau

Điều trị tăng huyết áp theo dân gian

Song song với việc sử dụng thuốc Tây y thì bạn cũng có thể điều trị tăng huyết áp theo các phương pháp dân gian sau:

  • Cần tây: Bạn có thể uống nước ép cần tây nguyên chất hoặc giã 50g cần tây, vắt lấy nước rồi trộn với mật ong, mạch nha, sau đó đem đi đun nóng và uống khi còn ấm. Dưỡng chất kali có trong cần tây giúp điều hòa và kiểm soát huyết áp ổn định.
  • Hoa hòe: Sử dụng 20 - 40g hoa hòe và hy thiêm thảo để sắc lấy nước uống. Vitamin P và rutin trong hoa hòe có tác dụng điều trị tăng huyết áp hiệu quả và an toàn.
  • Rễ cây nhàu: Sử dụng 20 - 40g rễ cây nhàu phơi khô để sắc lấy nước uống, có thể uống như nước lọc hàng ngày. Đây không chỉ là bài thuốc có tác dụng điều trị tăng huyết áp mà còn làm giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt hiệu quả.

Cách chữa cao huyết áp không dùng thuốc

Ngoài sử dụng thuốc điều trị thì người bệnh có thể áp dụng cách chữa cao huyết áp không dùng thuốc tại nhà sau:

  • Kết hợp điều chỉnh lối sống lành mạnh;
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với thực phẩm giàu dinh dưỡng như rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá và hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm chứa nhiều đường, đồ ăn chiên xào và không thêm quá nhiều muối vào thực phẩm;
  • Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng;
  • Duy trì cân nặng ở mức phù hợp;
  • Kiểm soát căng thẳng, lo âu, giữ tâm lý luôn ổn định;
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, cafein;

Một số cách làm hạ huyết áp đơn giản tại nhà

Cách hạ huyết áp tại nhà đơn giản

  • Uống nhiều nước.
  • Uống trà thảo mộc.
  • Áp dụng tư thế Savasana: tư thế nằm ngửa rồi nhắm mắt lại.
  • Bấm huyệt, massage nhẹ nhàng.
  • Massage tai và cổ giúp hạ huyết áp khẩn cấp.
  • Bấm huyệt là cách làm hạ huyết áp khẩn cấp.
  • Tập thở bằng mũi trái giúp giảm huyết áp.
  • Thở bằng phương pháp tiếng ong.
  • Nghe nhạc cổ điển.
  • Ngâm chân trong nước nóng.

Ngâm chân bằng nước nóng là cách làm hạ huyết áp nhanh mà đơn giản

Một số chú ý trong cách hạ huyết áp tại nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu xem làm cách nào để hạ huyết áp, chúng ta cần chú ý thêm một số vấn đề dưới đây. 

  • Thực hiện một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và hạn chế việc căng thẳng quá mức. 
  • Theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà. 
  • Có chế độ ăn uống phù hợp với người bị huyết áp cao. 
  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các dấu hiệu như: Tim đập nhanh, không đều hoặc đập mạnh, cảm thấy lú lẫn, hơi thở nhanh và nông, đứng trên 5 giây cảm thấy rất khó chịu,...

Trên đây là một số cách hạ huyết áp nhanh và đơn giản tại nhà mà chúng ta có thể áp dụng. Tuy nhiên, nếu thấy huyết áp cao vẫn còn tiếp diễn, chúng ta cần tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hỗ trợ kịp thời. 

Bài viết tham khảo: YHCT, SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org bvyhctnghean.vn

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger