Liệt đám rối thần kinh cánh tay (liệt chi trên) là gì? Chẩn đoán và các phương pháp điều trị

Liệt đám rối thần kinh cánh tay khiến lực cơ tay trở nên yếu hơn, gây ảnh hưởng tới khả năng vận động, thậm chí dẫn tới tình trạng biến dạng chi. Tốt nhất, khi phát hiện chấn thương, người bệnh nên đi điều trị để phục hồi khả năng vận động của cánh tay.

Hiện tượng liệt đám rối thần kinh cánh tay

Các dây thần kinh (TK) của chi trên đều xuất phát từ đám rối cánh tay (ĐRCT). Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương ĐRCT này, chức năng vận động khớp và vùng cảm giác của chi sẽ bị liệt, từ mất vận động vùng khớp vai và gấp khớp khuỷu do tổn thương các rễ cao (C5, C, ±C7), mất vận động và cảm giác vùng bàn tay và các ngón tay do tổn thương các rễ thấp (C8, T1), đến mất vận động và cảm giác toàn bộ chi thể do tổn thương toàn bộ các rễ TK của ĐRCT (C5, C6, C7, C8, T1).

Liệt đám rối thần kinh cánh tay để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng

Để hiểu được tình trạng liệt đám rối thần kinh cánh tay, trước hết chúng ta cần biết vị trí của đám rối thần kinh cánh tay. Đây là một hệ thống kéo dài qua nhiều cơ quan, cụ thể là tủy sống, ống cổ và nách của chúng ta. Trong đó, hệ thống đám rối dây thần kinh gồm có: thần kinh cảm giác, vận động, chúng là đầu não tham gia trực tiếp vào quá trình điều khiển hoạt động của khu vực cánh tay, bàn tay, thậm chí là vai và ngực, …

Nếu sợi thần kinh thuộc đám rối bị tổn thương, khả năng vận động và cảm giác của vùng vai, cánh - cẳng - bàn tay da đám rối thần kinh đó chi phối sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Hiện tượng này còn được gọi là liệt đám rối thần kinh ở cánh tay. Tốt nhất, khi phát hiện sợi thần kinh tổn thương, chúng ta nên chủ động theo dõi, điều trị để phục hồi khả năng vận động.

Bệnh nhân có thể bị liệt toàn bộ đám rối thần kinh hoặc liệt một vài sợi thần kinh. Dù ở tình trạng nào đi chăng nữa, người bệnh cũng cần chú ý điều trị tích cực để sớm cải thiện tình trạng yếu liệt hoặc rối loạn/mất cảm giác vùng cánh, cảng, bàn tay mà đám rối thần kinh chi phối.

Sơ lược giải phẫu đám rối cánh tay

ĐRCT được tạo bởi nhánh trước của 4 rễ TK cổ dưới và 1 rễ TK ngực trên cùng, đó là C5, C6, C7, C8 và T1 (N1). Ở vùng trên xương đòn, các rễ này tạo nên ba thân: C5 và C6 hợp thành thân trên (thân nhất trên), một mình C7 là thân giữa (thân nhất giữa), C8 và T1 hợp thành thân dưới (thân nhất dưới). Sau đó, mỗi thân chia thành 2 ngành trước và sau. Ở sau xương đòn, ngành trước của thân trên và thân giữa hợp thành bó ngoài (thân nhì trước ngoài), ngành trước của thân dưới tạo thành bó trong (thân nhì trước trong), các ngành sau của ba thân (trên, giữa, dưới) hợp thành bó sau (thân nhì sau). Ở vùng nách, các bó nằm sát quanh động mạch (ĐM) nách, cùng ĐM nách nằm ở sau cơ ngực bé. Bó ngoài nằm ở phía ngoài ĐM nách, chia thành hai nhánh là rễ ngoài TK giữa và TK cơ bì. Bó trong nằm ở phía trong ĐM nách, chia thành hai nhánh là rễ trong TK giữa và TK trụ. Bó sau nằm ở sau ĐM nách, chia thành hai nhánh là TK nách và TK quay (hình 1). Trên đường đi, ĐRCT còn tách ra các nhánh bên, gồm các nhánh bì cho chi trên và các nhánh vận động cơ vùng vai và nách.

Sơ đồ đám rối cánh tay

Cơ chế chấn thương, hình thái và mức độ tổn thương

Tai nạn giao thông là nguyên nhân chủ yếu gây ra tổn thương trực tiếp gây đứt rễ thần kinh của đám rối cánh tay, ngoài ra các rễ TK của ĐRCT cũng có thể bị tổn thương do chèn ép hoặc kéo căng do chấn thương kín. Trong đó, cơ chế kéo căng chiếm trên 95% số trường hợp. Với cơ chế chèn ép, ĐRCT thường bị đụng dập hoặc đứt với những hình thái khác nhau do bị ép giữa xương đòn và xương sườn 1 khi xương đòn bị gãy. Với cơ chế kéo căng, sức căng tác động lên các rễ TK khi thay đổi theo vị trí của cánh tay. Trạng thái làm mở rộng góc giữa cổ và vai tạo nên sức kéo căng lớn nhất lên các rễ C5 và C6. Lực kéo căng khi cánh tay giạng một góc 90° làm căng tất cả các rễ, nhất là C7. Ở trạng thái cánh tay bị kéo căng khi tay giạng 180°, các rễ C8 và T1 bị kéo căng nhất. Khi lực kéo căng vượt quá mức chịu đựng của các cấu trúc bao TK sẽ gây ra các dạng hoặc hình thái tổn thương khác nhau.

Có 3 hình thái tổn thương rễ TK (hình dưới), đó là: nhổ rễ TK khỏi tủy sống (B), căng dãn (C) và đứt rễ (D).

Về mức độ tổn thương, từ nhẹ nhất là mất dẫn truyền của sợi do nghẽn dẫn truyền TK, rồi đến đứt sợi trục, nặng nhất là đứt dây.

Hình thái tổn thương rễ TK của ĐRCT

Triệu chứng chẩn đoán

Lâm sàng

  • Liệt vận động các cơ do TK thuộc ĐRCT chi phối (khám từng nhóm cơ do các nhánh tận của ĐRCT chi phối).
  • Liệt cảm giác do TK thuộc ĐRCT chi phối (khám phân vùng cảm giác của các dây TK, thứ tự từ vùng trên đòn, vai, cánh tay, cẳng tay tới bàn tay).
  • Hội chứng Honner với 4 dấu hiệu (sụp mi, đồng tử co nhỏ, mắt trũng, khô mắt) là dấu hiệu chỉ điểm có tổn thương nhổ rễ C8 và T1.
  • Đau chói khi gõ dọc đường đi của ĐHCT ở vùng trên xương đòn là dấu hiệu tổn thương đứt rễ và mỏm cụt trung tâm còn liên hệ với tủy. Ngược lại, nếu không gây đau thì hướng nhiều tới tổn thương nhổ rễ.
  • Đau bỏng bỏng rát, đau nhói, đau như bị đâm hoặc như điện giật, cảm giác kiến bò, kim châm… là dấu hiệu hướng tới nhổ rễ.

Cận lâm sàng

  • Trên phim chụp X quang tim phổi quy ước, vòm hoành bên tổn thương bị kéo lên cao so với bình thường là dấu hiệu liệt TK hoành. Đây là chống chỉ định khi lấy TK hoành hoặc TK liên sườn làm nguồn cho.
  • Phim chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging): Túi giả kén màng tủy (pseudomeningoceles) là dấu hiệu chẩn đoán gián tiếp rất có giá trị.
  • Phim CT – myelography: Hình ảnh xơ hóa vùng nguyên ủy của các rễ TK do chúng đã bị nhổ khỏi tủy sống. Ngoài ra, các túi giả kén màng tủy trong ống sống ở ngoài màng tủy cứng là dấu hiệu gián tiếp của tổn thương nhổ rễ. Giá trị lớn nhất của CT – myelography là cho phép chẩn đoán những trường hợp nhổ rễ mà không có túi giả kén màng tủy.
  • Mất dẫn truyền TK trên điện TK – cơ.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại tổn thương. Căn cứ vào giải phẫu hình thể, tổn thương ĐRCT được phân thành hai nhóm lớn là tổn thương trên đòn và dưới đòn. Trong tổn thương trên đòn mức rễ TK ĐRCT, lại được phân loại sâu thành hai nhóm là tổn thương trước hạch và tổn thương sau hạch. Với những tổn thương trước hạch, lựa chọn điều trị duy nhất là chuyển TK từ nguồn khác. Với những tổn thương sau hạch, có thể nối ghép phục hồi TK, tiên lượng tốt hơn. Trong thực tế điều trị và tiên lượng, các nhà lâm sàng căn cứ vào vị trí và số lượng các rễ TK của ĐRCT bị tổn thương và phân làm 3 loại:

  • Tổn thương các rễ cao ĐRCT (C5, C6, ±C7).
  • Tổn thương các rễ thấp ĐRCT (C8, T1).
  • Tổn thương toàn bộ các rễ TK của ĐRCT (C5 -T1).

Các phương pháp điều trị liệt đám rối thần kinh cánh tay

1. Điều trị nội khoa

Chỉ định tuyệt đối cho những trường hợp mất dẫn truyền TK do bị nghẽn và chỉ định tương đối với trường hợp mất dẫn truyền TK do bị đứt sợi trục nhưng bao ngoài dây TK vẫn còn lành và đặc biệt là mô nội TK không tổn thương nặng.

Điều trị nội khoa gồm: Uống thuốc vitamin nhóm B để tăng cường tái sinh TK (Methycobal, Nevramin) và điều trị vật lý trị liệu để chống teo cơ, cứng khớp.

2. Điều trị phẫu thuật

Phương pháp hiệu quả nhất để điều trị di chứng liệt thần kinh là chuyển gân. Chuyển gân là chuyển một gân của cơ có chức năng từ vị trí ban đầu tới một vị trí khác để thay thế chức năng của cơ đã bị liệt, hoặc bị tổn thương. Có nhiều phương pháp chuyển gân, mỗi phương pháp có ưu nhược điểm khác nhau.

Dưới đây là một số phương pháp chuyển gân:

  • Tổn thương dây thần kinh mũ: Liệt thần kinh mũ biểu hiện là teo cơ delta, liệt cơ delta làm cho bệnh nhân mất động tác giạng vai và đưa cánh tay ra trước. Phẫu thuật chuyển gân cơ thang phục hồi liệt cơ delta hay được sử dụng và có hiệu quả.
  • Tổn thương dây thần cơ bì: Liệt thần cơ bì biểu hiện là teo cơ khu trước cánh tay, bệnh nhân mất gấp khuỷu. Điều trị phục hồi gấp khuỷu bằng chuyển gân theo phương pháp Steindler
  • Tổn thương dây thần kinh quay: Liệt thần kinh quay biểu hiện là teo cơ khu sau cẳng tay, bệnh nhân mất duỗi cổ tay, mất duỗi các ngón tay, mất duỗi, dạng ngón cái, bàn tay rủ cổ cò. Điều trị phục hồi duỗi cổ tay, duỗi các ngón tay, duỗi và dạng ngón cái bằng chuyển gân theo phương pháp Smith.
  • Tổn thương dây thần kinh giữa: Liệt thần kinh giữa biểu hiện là bệnh nhân mất gấp ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, mất đối chiếu ngón cái. Điều trị chuyển gân cơ ngửa dài cho gấp dài ngón cái, khâu gân gấp sâu ngón 2,3 vào ngón 4,5 chuyển gân phục hồi đối chiếu ngón cái theo phương pháp Burkhalter.
  • Tổn thương dây thần kinh trụ: Liệt thần kinh trụ biểu hiện là teo cơ liên cốt bàn tay, biến dạng ưỡn đốt 1 các ngón, mất duỗi đốt 2,3 ngón 4,5, mất khép ngón cái. Biến dạng bàn tay vuốt trụ hay bàn tay khỉ. Điều trị chuyển gân sửa chữa biến dạng vuốt trụ theo phương pháp Zancolli.

3. Điều trị bằng châm cứu

Dùng phương pháp thủy châm điều trị ĐTCT

Chỉ định

  • Bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ
  • Tai biến mạch máu não
  • Viêm đa dây đa rễ thần ki, liệt sạu zona
  • Sau chấn thương đám rối thần kinh cánh tay
  • Bệnh dây thần kinh do đái tháo đường.

Chống chỉ định

  • Liệt chi trên do bệnh lý có chỉ định điều trị ngoại khoa ép tuỷ, u não, u tuỷ, ống tuỷ …)
  • Bệnh lý thần kinh giai đoạn cấp đang tiến triển
  • Viêm nhiễm đặc hiệu (Phong, Lao, Giang mai, HIV)
  • Người bệnh có tiền sử dị ứng với các thuốc thuỷ châm, rối loạn đông máu, chảy máu.

Các bước tiến hành

Tiến hành thủy châm Việc thủy châm vào huyệt vị phải nhẹ nhàng, dứt khoát theo các thì như sau:

  • Thì 1: Dùng hai ngón tay ấn và căng da vùng huyệt, sau đó tiến kim qua da vùng huyệt nhanh, dứt khoát vào đến huyệt, bệnh nhân thấy cảm giác tức nặng tại vị trí kim châm (cảm giác đắc khí).
  • Thì2: Từ từ bơm thuốc vào huyệt, mỗi huyệt 1- 2 ml thuốc.
  • Thì 3: Rút kim nhanh qua da, sát trùng vị trí tiêm.

Phác đồ huyệt

  • Kiên ngung, Thủ tam lý, Kiên trinh, Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc, Kiên tỉnh, Kiên trung du, Ngoại quan, Giáp tích C4-C7, Tam âm giao.
  • Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp.

Liệu trình điều trị

  • Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm vào 2- 3 huyệt.
  • Một liệu trình điều trị từ 15 - 30 lần thủy châm, người bệnh nghỉ 10 ngày để điều trị liệu trình tiếp theo.

Điều trị liệt đám rối dây thần kinh cánh tay bằng phương pháp thủy châm

4. Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt

Chỉ định

  • Bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ
  • Tai biến mạch máu não.
  • Viêm đa dây đa rễ thần kinh, lỉệt sau zona
  • Sau chấn thương đám rối thần kinh cánh tay
  • Bệnh dây thần kinh do đái tháo đường.

Chống chỉ định

  • Liệt chi trên do bệnh lý có chỉ định điều trị ngoại khoa ép tuỷ, u não, u tuỷ, ống sáo tuỷ ...)
  • Bệnh lý thần kinh giai đoạn cấp đang tiến triển.
  • Viêm nhiễm đặc hiệu (Phong, Lao, Giang mai, HIV)
  • Bệnh da liễu

Thực hiện kỹ thuật

  • Xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, mặt, cổ, vai, tay.
  • Bấm tả các huyệt: Kiên ngung, Thủ tam lý, Kiên trinh, Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc, Kiên tỉnh, Kiên trung du, Ngoại quan, Bát tà, Giáp tích C4-C7.
  • Day bổ các huyệt: Tam âm giao

Liệu trình điều trị

  • Xoa bóp 30 phút/lần/ngày,
  • Một liệu trình điều trị từ 15 - 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh. Có thể điều trị nhiểu liệu trình.

5. Điều trị bằng phương pháp cấy chỉ

Chỉ định

  • Bệnh lý thoái hoá đốt sống cổ.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Viêm đa dây đa rễ thần kinh, liệt sau zona.
  • Sau chấn thương đám rối thần kinh cánh tay.
  • Bệnh dây thần kinh do đái tháo đường.

Chống chỉ định

  • Liệt chi trên do bệnh lý có chỉ định điều trị ngoại khoa: ép tuỷ, u não, u tuỷ
  • Bệnh lý thần kinh giai đoạn cấp đang tiến triển.
  • Viêm nhiễm đặc hiệu (Phong, Lao, Giang mai, HIV)
  • Các bệnh cấp cứu khác.
  • Cơ thể suy kiệt, phụ nữ có thai.
  • Da vùng huyệt bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh ngoài da.
  • Dị ứng với chỉ tự tiêu.

Các huyệt thường dùng:

  • Kiên ngung, Thủ tam lý, Kiên trinh, Đại chuỳ, Khúc trì, Hợp cốc, Kiên tỉnh, Kiên trung du, Ngoại quan, Giáp tích C4-C7, Túc tam lý.
  • Tùy tình trạng bệnh lý của người bệnh, thầy thuốc chọn công thức huyệt cấy chỉ phù hợp.

Liệu trình điều trị:

Mỗi lần cấy chỉ tự tiêu có tác dụng trong khoảng 7 - 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ có thể thực hiện liệu trình tiếp theo.

6. Phục hồi chức năng 

Liệt đám rối thần kinh cánh tay thường không đồng đều vì có cơ bị liệt có cơ vẫn hoạt động bình thường. Hiện tượng co cứng có thể xảy ra ở những cơ không bị liệt.

Có thể thực hiện các kỹ thuật dưới đây để hồi phục chức năng cho bệnh nhân liệt đám rối thần kinh cánh tay bao gồm:

  • Massage nhẹ nhàng nhằm làm cho lưu thông mạch máu cũng như giúp giảm tình trạng phù nề.
  • Người bệnh tập các bài tập thụ động nhẹ nhàng và theo từng bước. Người hướng dẫn tập không nên sử dụng lực tay kéo quá mạnh vùng khớp vai vì rất dễ gây ra những tổn thương thứ phát.
  • Thận trọng khi thực hiện bài tập có kiểm soát những cử động của vùng bả vai, nhất là động tác gập và dạng khớp ổ chảo cánh tay
  • Áp dụng một số trò chơi vào việc tập cho các cơ được vận động phù hợp.
  • Người bệnh tập cầm nắm các đồ vật có kích thước và chất liệu khác nhau giúp tăng cảm giác.

Liệt đám rối thần kinh cánh tay ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó bệnh cần được điều trị và phục hồi chức năng càng sớm phù hợp với tình trạng của người bệnh giúp người bệnh quay trở lại những hoạt động bình thường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger