Liệt nửa người do tai biến mạch máu não có thể hồi phục không?

Tai biến mạch máu não có thể để lại nhiều di chứng phức tạp, nặng nề, trong đó phải kể đến di chứng liệt nửa người. Liệt nửa người khiến bệnh nhân hạn chế vận động, phải phụ thuộc vào hỗ trợ của người khác, ảnh hưởng cuộc sống hàng ngày và dễ dẫn đến trầm cảm.

Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não, còn được gọi là đột quỵ, là tình trạng gián đoạn, tắc nghẽn nguồn máu đến não não, dẫn đến thiếu oxy và chất dinh dưỡng cung cấp cho não. Tai biến mạch máu não do hai nguyên nhân chính là thiếu máu não và chảy máu não - màng não.

Tai biến mạch máu não là nguyên nhân chính gây liệt nửa người

Tai biến mạch máu não cần được phát hiện và cấp cứu càng sớm càng tốt, nếu không có thể để lại nhiều di chứng trầm trọng, nặng nề, thậm chí là tử vong.

Di chứng liệt nửa người sau tai biến mạch máu não

Liệt nửa người là di chứng nặng nề và thường gặp nhất sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Biểu hiện của liệt nửa người sau tai biến là một bên cơ thể giảm hoặc mất vận động do não bộ bên đối diện bị tổn thương, ví dụ tổn thương não trái gây yếu liệt nửa người bên phải, và ngược lại.

Liệt nửa người gây ảnh hưởng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân như:

- Di chuyển, vận động khó khăn.

- Giao tiếp khó khăn.

- Cần sự hỗ trợ, chăm sóc của người thân trong sinh hoạt.

- Khó thở.

- Suy nhược cơ bắp.

- Cứng cơ và co cứng cơ.

- Khó kiểm soát chức năng ruột.

- Khó tiểu và tiểu không tự chủ.

Liệt nửa người sau tai biến mạch máu não có thể hồi phục không?

Rất nhiều bệnh nhân liệt nửa người sau tai biến và người nhà bệnh nhân băn khoăn liệu liệt nửa người có chữa được khôngliệt nửa người có khỏi được không? Liệt nửa người có thể hồi phục nhờ áp dụng một số giải pháp sau đây:

  • Điều trị nội khoa

Tai biến mạch máu não thường xuất phát từ bệnh nền trước đó như tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch,... Do đó, người bệnh được chỉ định các loại thuốc đặc hiệu để kiểm soát các bệnh lý này như: thuốc điều chỉnh huyết áp, thuốc chống đông, thuốc điều trị rối loạn mỡ máu,...

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được kê thêm các loại thuốc điều trị triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ hay các loại thuốc điều trị nhiễm trùng thứ phát,...

  • Các biện pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng

Các biện pháp vật lý trị liệu - phục hồi chức năng giúp cải thiện khả năng vận động của cơ, khớp. Tùy thuộc vào thể liệt mà phương pháp này được điều chỉnh phù hợp:

+ Liệt nửa người thể mềm: Khi các cơ bị liệt còn mềm, trị liệu nhằm mục đích điều chỉnh các khớp xương như khớp vai, khớp khuỷu, khớp háng, khớp gối, khớp cổ tay, ngón tay, ngón chân,... bằng các bài tập gấp/duỗi khớp, đóng/mở khớp.

+ Liệt nửa người thể cứng: Khi các cơ bị liệt đã cứng lại, việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Các bài tập được chỉ định trong giai đoạn này là nằm, ngồi, đứng, đi,...

Chứng liệt nửa người có thể gây tàn phế

Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng ngay từ sớm tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể. Thời điểm phù hợp để tập phục hồi chức năng thường khoảng 3-6 tháng sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Ban đầu, bệnh nhân nên được đưa đến các cơ sở y tế để được tập và hướng dẫn phục hồi chức năng đúng cách với các thiết bị chuyên dụng hỗ trợ việc tập luyện như máy tập, ròng rọc,...

Bệnh nhân không thể tự vận động sẽ được tập các bài tập phục hồi thụ động (có sự hỗ trợ của người khác) với các động tác như: xoay khớp, gấp duỗi tay chân,..., mỗi ngày tập từ 2 đến 4 lần. Các bài tập nhẹ thường được chỉ định trong thời gian đầu sau tai biến, sau đó tùy thuộc mức độ cải thiện và tình trạng của bệnh nhân, có thể tăng dần mức độ khó cũng như tăng cường độ tập luyện để đạt được hiệu quả điều trị.

Liệt nửa người khiến bệnh nhân tự ti, hạn chế giao tiếp với mọi người, do đó cần động viên, chia sẻ, khích lệ bệnh nhân để giúp họ giữ tinh thần lạc quan, tránh trầm cảm.

Sự nỗ lực và kiên trì của gia đình bệnh nhân đóng vai trò quan trọng đối với việc phục hồi di chứng liệt nửa người sau tai biến. Người thân có thể hỗ trợ bệnh nhân bằng các bài tập phục hồi chức năng tại nhà, tập cho bệnh nhân tự làm các hoạt động chăm sóc bản thân như vệ sinh răng miệng, ăn uống, tắm rửa,... Điều này không những cải thiện chức năng vận động, cảm giác của bệnh nhân mà còn giúp bệnh nhân có tâm lý thoải mái và dần trở lại với cuộc sống hàng ngày.

Thời gian phục hồi sau tai biến là bao lâu? 

Trên thực tế, rất khó để xác định được chính xác thời gian phục hồi sau tai biến của mỗi người bệnh. Một số yếu tố có thể đẩy nhanh hoặc làm chậm lại tiến trình phục hồi bệnh có thể kể đến là:

+ Mức độ nghiêm trọng của cơn tai biến; 

+ Vùng não bộ bị tổn thương; 

+ Các biến chứng phát sinh sau khi cơn tai biến đi qua; 

+ Thể trạng và bệnh nền trước khi mắc tai biến của người bệnh; 

+ Hiệu quả điều trị và phương pháp điều trị liệu có phù hợp với người bệnh hay không,... 

Như vậy, đối với một người bình thường, trong độ tuổi từ 30 - 50 tuổi, không có bệnh nền và thể trạng cơ thể ở mức tốt, thời gian trung bình để cơ thể người bệnh trở về trạng thái bình thường là từ 12 - 18 tháng. Tuy nhiên, nếu người bệnh chăm chỉ rèn luyện trong các tháng đầu tiên, tiến độ phục hồi có thể rút ngắn lại chỉ từ vài tuần đến vài tháng. Nếu thể trạng của người bệnh yếu do bệnh nền hoặc độ tuổi già hơn, họ thậm chí có thể sẽ phải chung sống cả đời với các di chứng này. 

Thời gian phục hồi còn tùy thuộc vào mức độ của tai biến và phương pháp điều trị

Cách chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người

Chăm sóc bệnh nhân liệt nửa người đòi hỏi sự quan tâm và chú ý đặc biệt.

- Hỗ trợ vận động: Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập và hoạt động vận động để giữ cho cơ bắp linh hoạt và duy trì khả năng di chuyển. Hỗ trợ bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

- Đảm bảo an toàn: Tạo môi trường an toàn cho bệnh nhân bằng cách loại bỏ các vật liệu nguy hiểm, đảm bảo đường đi và không gian sống được sắp xếp thuận tiện. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ an toàn như gạch chống trượt, tay vịn và các thiết bị giúp di chuyển an toàn.

- Bảo vệ da và phòng ngừa áp xe: Đảm bảo da được vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên kiểm tra vùng da bị liệt để phát hiện sớm các vấn đề như trầy xước hoặc áp xe. Sử dụng các biện pháp phòng ngừa áp xe như thay đổi tư thế, sử dụng gối đệm và chăm sóc da đúng cách.

- Hỗ trợ tinh thần: Bệnh nhân liệt nửa người có thể trải qua giai đoạn tâm lý bất ổn do không thể sinh hoạt bình thường. Lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của người bệnh, tương tác một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn để tạo ra một môi trường thoải mái và tích cực.

- Động viên, thúc đẩy sự tự tin: Khuyến khích bệnh nhân tham gia vào các hoạt động. Tạo điều kiện cho bệnh nhân phát triển độc lập và tự tin trong việc tự quản lý cuộc sống hàng ngày.

Bài viết tham khảo: SKĐS, webmd.com, mayoclinic.org

 

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger