Điều trị rối loạn giấc ngủ (Thất miên) bằng y học cổ truyền

Mất ngủ hay còn gọi thất miên, đây là một tình trạng bệnh lý phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Tùy thuộc vào biểu hiện lâm sàng, y học cổ truyền phân mất ngủ thành các thể và áp dụng phương pháp chữa mất ngủ bằng thuốc và không dùng thuốc.

I. ĐẠI CƯƠNG:

1. Y học hiện đại:

Là một bệnh rối loạn chức năng của vỏ não, chủ yếu là sự mất thăng bằng nơi hai quá trình hoạt động hưng phấn và ức chế.

Nguyên nhân phổ biến gây mất ngủ lâu năm:

- Nhịp sinh học hoạt động như đồng hồ bên trong, hướng dẫn cơ thể vận động chu kỳ ngủ - thức, sự trao đổi chất và nhiệt độ cơ thể.

- Căng thẳng.

- Thói quen ngủ kém.

- Ăn quá nhiều vào buổi tối.

- Mắc bệnh khác.

- Tuổi già.

2. Y học cổ truyền:

- Mất ngủ là tình trạng khó ngủ hoặc giảm về thời gian ngủ hoặc giảm chất lượng giấc ngủ. Theo y học cổ truyền: mất ngủ thuốc chứng thất miên do hoạt động không điều hòa của ngũ chí (thần, hồn, phách, ý, trí).

II. CHẨN ĐOÁN:

1. Y học hiện đại:

Chẩn đoán: Chẩn đoán xác định dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

+ Triệu chứng lâm sàng:

- Khó ngủ vào ban đêm.

- Thức suốt đêm.

- Dậy quá sớm.

- Cảm giác ngủ chưa đã một đêm.

- Ban ngày mệt mỏi, buồn ngủ.

- Khó chịu, trầm cảm hoặc lo lắng.

- Không tập trung, xảy ra tai nạn.

+ Cận lâm sàng:

- Đo điện não đồ (chuyển tuyến)

2. Y học cổ truyền:

2.1 Triệu chứng chung:

- Bất mị, thường gọi là thất miên, là một chứng bệnh biểu hiện đặc trưng là vào giấc ngủ rất khó khăn. Trường hợp nhẹ vào giấc ngủ khó, khi ngủ lại dễ tỉnh giấc, tỉnh rồi khó ngủ lại, trường hợp nặng thì mất ngủ cả đêm.

- Biểu hiện lâm sàng còn có: chóng mặt, đau đầu, hồi hộp, hay quên, bứt rứt không yên.

2.2. Thể tâm tỳ lưỡng hư:

2.2.1 Triệu chứng:

- Hay mê, dễ tỉnh, hồi hộp, hay quên (nổi bật là triệu chứng buyết hư). Chất lưỡi nhợt, rêu trắng mỏng hoặc hoạt nhớt. Mạch vi nhược hoặc nhu hoạt.

- Kèm theo: hoa mắt, chóng mặt, mỏi tay chân, ăn không ngon miệng, sắc mặt không tươi nhuận, hoặc đầy tức bụng.

2.2.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư hàn.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc và tạng tâm tỳ.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân.

2.3. Thể âm hư hỏa vượng:

2.3.1 Triệu chứng:

- Bứt rứt, mất ngủ, hồi hộp không yên. Chất lưỡi hồng, ít rêu hoặc không rêu. Mạch vi sác.

- Kèm theo: đau đầu, ù tai, hay quên, đau lưng, mộng tinh, ngũ tâm phiền nhiệt, miệng khô ít tân.

2.3.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư hỏa.

- Chẩn đoán kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc.

- Chẩn đoán nguyên nhân: Nội nhân.

2.4. Thể tâm đởm khí hư:

2.4.1 Triệu chứng:

- Mất ngủ hay mê, dễ kinh mà tỉnh giấc. Mạch vi huyền hoặc huyền nhược.

- Kèm theo: Hốt hoảng, sợ hãi, gặp việc dễ kinh, hồi hộp, hụt hơi, mệt mỏi, tiểu nhiều trong dài. Hoặc bứt rứt khó ngủ, người gầy, sắc mặt nhợt nhạt, dễ mệt mỏi, hoặc hồi hộp mất ngủ, bứt rứt không yên, hoa mắt, chóng mặt, miệng khô, họng khô.

2.4.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý hư nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc và tạng tâm, phủ đởm.

- Chẩn đoán nguyên nhân: nội nhân.

2.5. Thể đàm nhiệt nội nhiễu:

2.5.1 Triệu chứng:

- Mất ngủ, đau đầu, tức ngực, đàm nhiễu, bứt rứt. Chất lưỡi hồng, rêu vàng nhớt, mạch hoạt sác.

- Kèm theo: Buồn nôn, ợ hơi đắng miệng, hoa mắt hoặc đại tiện táo, mất ngủ cả đêm.

2.5.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Biểu thực nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc.

- Chẩn đoán nguyên nhân: ngoại nhân.

2.6. Thể can uất hóa hỏa:

2.6.1 Triệu chứng:

- Mất ngủ, bực bội dễ cáu, nếu nặng thì mất ngủ cả đêm.

- Đau tức mạng sườn, khát nước, thích uống, không muốn ăn, mặt đỏ, ù tai, tiểu tiện sẫm màu, hoặc hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, đại tiện táo bón. Rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền hoặc sác đều là biểu hiện của thực nhiệt nội thịnh, lá chứng của can uất hóa hỏa.

2.6.2. Chẩn đoán:

- Chẩn đoán bát cương: Lý thực nhiệt.

- Chẩn đoán tạng phủ/kinh lạc: Bệnh tại cân cơ kinh lạc và tạng can.

- Chẩn đoán nguyên nhân: nội nhân.

III. ĐIỀU TRỊ:

1. Y học hiện đại:

1.1. Nguyên tắc điều trị:

- Điều trị nguyên nhân: (nếu có).

- Điều trị triệu chứng: dùng thuốc an thần.

1.2. Điều trị cụ thể:

1.2.1 Điều trị không dùng thuốc:

- Chạy từ trường, Chạy ion khí.

- Vệ sinh giấc ngủ.

- Cố gắng giữ một thời gian ngủ và thức giấc hằng định ngay cả trong các ngày cuối tuần.

- Không nằm trên giường xem ti vi, đọc báo hoặc làm việc. Nếu chưa ngủ được sau khi đi nằm một thời gian phải nên rời khỏi giường cho đến khi buồn ngủ.

- Tránh ngủ chợp mắt.

- Tập thể dục 3-4 lần trong tuần nhưng tránh tập vào buổi chiều nếu điều đó ảnh hưởng đấn giấc ngủ.

- Ngừng hoặc giảm sử dụng rượu, cà phê, thuốc lá và các chất khác cản trở đến giấc ngủ.

- Đặt giường ngủ ở nơi thoáng mát, yên tĩnh và làm các động tác thư giãn trước khi đi ngủ.

- Giữ môi trường thoáng mát, yên tĩnh khi ngủ.

1.2.2. Điều trị dùng thuốc:

- Phối hợp khi mất ngủ kéo dài, tiến triển điều trị chậm, hay thức trắng đêm.

- Diazepam 5mg: Liều 1-2 viên x 01 lần/ngày uống lúc 20 giờ hoặc,

- Piracetam 800mg: Liều 01-02 viên x 03 lần/ngày uống hoặc,

- Tanakan 40mg (Ginkgo biloba): Liều 01 viên x 01-03 lần/ngày uống hoặc,

- Rotundin 60mg uống 01 -02 viên/ ngày hoặc,

- Hapacol Codein (Paracetamol 500mg): Liều 01 viên x 02-03 lần/ngày uống.

- Cần tìm hiểu rõ căn nguyên gây mất ngủ. Đó có thể là một bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, nhiễm khuẩn... hoặc căn nguyên tâm lý để có phương pháp điều trị cho phù hợp.

2. Y học cổ truyền

2.1. Thể tâm tỳ lưỡng hư:

2.1.1. Pháp điều trị: Bổ dưỡng tâm tỳ để sinh khí huyết.

2.1.2. Phương:

* Điều trị không dùng thuốc:

- Châm cứu: 20 phút/lần/ngày. Số lần châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

+ Công thức huyệt chính: Nội quan, Bách hội, Thần môn, An miên, Phong trì.

+ Châm thêm: (Châm bổ) Tỳ du, Tâm du, Tam âm giao.

- Cấy chỉ: (Như công thức huyệt châm cứu). 02 tuần cấy 01 lần. Số lần cấy phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

- Xoa bóp: (thực hiện xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, cổ, vai, tay, chân). Bấm tả các huyệt chung: Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Phong trì. Day bổ: Nội quan, Tâm du, cách du, Huyết hải, Thái xung, Trung đô. Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Số lần xoa bóp tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh.

- Thủy châm: hai bên Phong trì, Tâm du, Cách du. Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm 2-3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2-3 liệu trình liên tục.

* Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc: Quy tỳ thang. Tác dụng bổ khí kiện tỳ để tăng cường sinh huyết

Đảng sâm

12-20g

Hoàng kỳ

12-16g

Đương quy

12-16g

Bạch truật

08-12g

Cam thảo bắc

04-08g

Mộc hương

06-12g

Long nhãn

12-16g

Phục thần

12-16g

Viễn chí

04-08g

Táo nhân

08-16g

Đại táo

12-20g

Gừng tươi

04-08g

+ Nếu mất ngủ tương đối nặng thì có thể gia thêm các vị dưỡng tâm an thần: Dạ giao đằng, Bá tử nhân.

+ Nếu tỳ mất kiện vận, đàm thấp nội trệ, bụng đầy, ăn kém, rêu lưỡi hoạt nhớt, mạch nhu hoạt thì gia: Trần bì 0408g, Bán hạ 04-12g, Phục linh 08-16g, Nhục quế 02-08g để ôn vận tỳ dương mà hóa đàm thấp.

- Thuốc thành phẩm:

+ Mimosa: Liều 1-2 viên/ngày uống tối (20 giờ) hoặc,

+ An thần: (u) 2-3 viên x 3lần/ngày. Đợt dùng 2 - 4 tuần hoặc,

+ Dưỡng tâm an thần: 2 viên x 03 lần/ngày.

→ Có thể thay thế loại thuốc khác có tác dụng tương đương.

2.2. Thể âm hư hỏa vượng:

2.2.1. Pháp điều trị: Tư âm giáng hỏa, dưỡng tâm an thần.

2.2.2. Phương:

* Điều trị không dùng thuốc:

- Châm cứu: 20 phút/lần/ngày. Số lần châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

+ Công thức huyệt chính: Nội quan, Bách hội, Thần môn, An miên.

+ Châm thêm: Châm tả Đại lăng, Thái xung. Châm bổ Thái khê.

- Cấy chỉ: (Như công thức huyệt châm cứu). 02 tuần cấy 01 lần. Số lần cấy phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

- Xoa bóp: (thực hiện xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, cổ, vai, tay, chân). Bấm tả các huyệt chung: Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Phong trì. Bấm tả thần môn, Nội quan, Hợp cốc, Giải khê. Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Số lần xoa bóp tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh.

- Thủy châm: hai bên Phong trì, Thái xung. Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm 2-3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2-3 liệu trình liên tục.

* Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc:

+ Bài thuốc: Hoàng liên a giao thang (Nghiệm phương tân biên).

A giao

Bạch truật

Chích thảo

Mộc hương

Ô mai

08-12g

08-12g

04-08g

04-08g

04-08g

Bạch linh

Can khương

Hoàng liên

Đảng sâm

Đại táo

08-16g

02-06g

04-08g

08-16g

08-12g

+ Nếu mặt nóng hơi hồng, chóng mặt, ù tai có thể gia Mẫu lệ 04-12g, Quy bản 04-12g.

+ Tư âm dưỡng huyết: Bài thiên vương bổ âm (Vạn bệnh hồi xuân).

Bá tử nhân

Cát cánh

Đương quy

Mạch môn

Đảng sâm

Phục thần

Thiên môn

Viễn chí

08-12g

04-10g

08-20g

08-16g

08-16g

08-16g

08-12g

04-08g

Hoàng liên

Đan sâm

Huyền sâm

Ngũ vị tử

Thạch xương bồ

Sinh địa

Táo nhân

04-10g

08-16g

06-12g

04-08g

04-08g

08-12g

08-12g

- Thuốc thành phẩm: (Như thể tâm tỳ lưỡng hư).

2.3. Thể tâm đởm khí hư:

2.3.1 Pháp điều trị: Ích khí trấn kinh, an thần định chí.

2.3.2. Phương:

* Điều trị không dùng thuốc:

- Châm cứu: 20 phút/lần/ngày. Số lần châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

+ Công thức huyệt chính: Nội quan, Bách hội, Thần môn, An miên.

+ Châm thêm: Châm tả Đại lăng, Túc khiếu âm, Hành gian, Phong trì, Phong long.

- Cấy chỉ: (Như công thức huyệt châm cứu). 02 tuần cấy 01 lần. Số lần cấy phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

- Xoa bóp: (thực hiện xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, cổ, vai, tay, chân). Bấm tả các huyệt chung: Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Phong trì. Bấm tả các huyệt: Thần môn, Nội quan, Hợp cốc, Giải khê. Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Số lần xoa bóp tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh.

- Thủy châm: hai bên Phong trì, Ta6mm du, Đởm du. Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm 2-3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2 - 3 liệu trình liên tục.

* Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc:

+ Bài thuốc 1: An thần định chí thang (Y học tâm ngộ)

Long cốt

Phục linh

Thạch xương bồ

04-10g

08-16g

04-08g

Đảng sâm

Phục thần

Viễn chí

08-12g

08-16g

04-08g

+ Nếu bồn chồn mất ngủ, người gầy là do khí huyết bất túc. Có thể dùng phối hợp bài Quy tỳ thang để ích khí, dưỡng huyết, an thần, trấn tỉnh.

+ Nếu âm huyết thiên hư gây bồn chồn, hồi hộp, bức rứt không yên, hoa mắt chóng mặt, miệng họng khô khát, chất lưỡi hồng, mạch huyền vi thì nên dùng bài thuốc sau:

+ Bài thuốc 2: Toan táo nhân thang (Tạp bệnh nguyên lưu Tề chúc)

Chích thảo

Hoàng kỳ

Đảng sâm

Phục thần

Trần bì

04-08g

08-12g

08-12g

08-12g

04-08g

Đương quy

Lên nhục

Phục linh

Táo nhân

Viễn chí

08-20g

08-20g

08-16g

08-16g

04-08g

- Thuốc thành phẩm: (Như thể tâm tỳ lưỡng hư).

2.4. Thể đàm nhiệt nội nhiễu:

2.3.1 Pháp điều trị: Thanh hóa nhiệt đàm, hòa trung an thần.

2.3.2. Phương:

* Điều trị không dùng thuốc:

- Châm cứu: 20 phút/lần/ngày. Số lần châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

+ Công thức huyệt chính: Nội quan, Bách hội, Thần môn, An miên.

+ Châm thêm: Châm tả Trung quản, Phong long, Lệ đoài, Ẩn bạch

- Cấy chỉ: (Như công thức huyệt châm cứu). 02 tuần cấy 01 lần. Số lần cấy phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

- Xoa bóp: (thực hiện xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, cổ, vai, tay, chân). Bấm tả các huyệt chung: Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Phong trì.  Bấm tả; thần môn, Nội quan, Hợp cốc, Phong long, Lệ đoài, Ẩn bạch. Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Số lần xoa bóp tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh.

- Thủy châm: hai bên Phong trì, Tỳ du, Phong long. Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm 2-3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2 - 3 liệu trình liên tục.

* Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc:

+ Bài thuốc 1: Ôn đởm thang (Bị cấp Thiên Kim Yếu phương) gia Qua lâu, Hoàng liên

Bán hạ chế

Chích thảo

Trần bì

Qua lâu

04-12g

04-08g

04-08g

08-12g

Chỉ thực

Phục linh

Trúc nhự

Hoàng liên

04-12g

08-16g

08-12g

04-08g

+ Nếu thực tích tương đối nặng, ợ chua nồng, bụng đầy trướng có thể dùng bài thuốc sau:

+ Bài thuốc 2: Bảo hòa thang gia vị để tiêu đạo, hòa trung, an thần.

Cam thảo

Hương phụ

Liên kiều

Sơn tra

04-08g

04-08g

08-12g

08-12g

Hậu phác

La bặc tử

Mạch nha

Trần bì

06-12g

04-08g

08-12g

04-08g

- Thuốc thành phẩm: (Như thể tâm tỳ lưỡng hư).

2.5. Thể can uất hóa hỏa:

2.3.1 Pháp điều trị: Thanh can hỏa để an thần.

2.3.2. Phương:

* Điều trị không dùng thuốc:

- Châm cứu: 20 phút/lần/ngày. Số lần châm cứu phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

+ Công thức huyệt chính: Nội quan, Bách hội, Thần môn, An miên.

+ Châm thêm: Châm Can du, Hành gian, Đại lăng, Tam âm giao.

- Cấy chỉ: (Như công thức huyệt châm cứu). 02 tuần cấy 01 lần. Số lần cấy phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân.

- Xoa bóp: (thực hiện xoa, xát, miết, day, bóp, lăn các vùng đầu, cổ, vai, tay, chân). Bấm tả các huyệt chung: Bách hội, Thượng tinh, Thái dương, Phong trì. Day bổ: Tam âm giao, Quan nguyên, Khí hải, Can du, Thận du. Xoa bóp 30 phút/lần/ngày. Số lần xoa bóp tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh.

- Thủy châm: hai bên Phong trì, Thận du, Can du, Cách du. Thủy châm một ngày một lần, mỗi lần thủy châm 2-3 huyệt. Một liệu trình điều trị từ 10-15 lần, có thể tiến hành 2 - 3 liệu trình liên tục.

- Điều trị bằng oxy cao áp 1,6 – 2.0 ATA x 60 phút, mỗi liệu trình 10-15 ngày.

Số liệu trình tùy theo mức độ và diễn tiến của bệnh.

* Điều trị dùng thuốc:

- Bài thuốc:

+ Bài thuốc 1: Long đởm tả can thang gia vị

Long đởm thảo

Chi tử

Mộc thông

Xa tiền tử

Đương quy

08-12g

04-12g

08-12g

08-12g

08-12g

Hoàng cầm

Sài hồ

Trạch tả

Sinh địa

Cam thảo

04-12g

04-08g

08-12g

06-12g

04-06g

+ Nếu can đởm thực hỏa, can hỏa thượng viêm thì mất ngủ cả đêm, đau đầu dữ dội, hoa mắt chóng mặt, đại tiện táo bón, có thể dùng bài Đương quy long hội thang gia giảm để thanh tả can đởm thực hỏa.

Chi tử

Đương qui

Hoàng cầm

Long đởm thảo

04-08g

08-12g

04-08g

04-12g

Đại hoàng

Hoàng bá

Hoàng liên

Mộc hương

02-08g

04-08g

04-08g

08-10g

- Thuốc thành phẩm: (Như thể tâm tỳ lưỡng hư).

* Dưỡng sinh cho các thể lâm sàng:

- Thư giãn.

- Thở 04 thời.

- Xoa ấm vùng đầu- mặt-cổ.

IV. THEO DÕI:

- Bệnh nhân phải được điều trị lâu dài và theo dõi sinh hiệu trong suốt quá trình điều trị.

- Xử trí các tai biến xảy ra kịp thời.

V. PHÒNG BỆNH:

- Tránh căng thẳng

- Ngủ đúng giờ

- Tránh dùng chất kích thích: cà phê, trà,…

- Không ăn no vào ban đêm.

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2013). Quy trình khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành châm cứu, Quyết định 792/QĐ-BYT ban hành ngày 12/3/2013.

2. Bộ Y tế (2017). Quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh cấy chỉ và laser châm chuyên ngành châm cứu.

3. Phác đồ điều trị Bệnh viện Y học cổ truyền TP. HCM (2020), trang 72-78

cta-mobile-app cta-mobile-app
calendar Đặt lịch
Zalo
Messenger